Thấp còi gây thiệt hại thế nào?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMặc dù theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 30% năm 2.000 xuống còn 14% năm 2015 và năm 2016 tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,8%). Những nỗ lực trên rất đáng ghi nhận, song tỷ lệ trẻ thấp còi vẫn còn cao sẽ tiềm ẩn những mối nguy lớn tác động tới kinh tế xã hội.
Do đó, theo Phó GS Cường, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, 1.000 ngày đầu tiên kể từ khi bắt đầu mang thai của người mẹ đến sinh nhật lần thứ hai của trẻ em là cơ hội vàng để ngăn ngừa tình trạng và hậu quả của thiếu dinh dưỡng. Mặc dù sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ nhỏ, nhưng thực tế có nhiều bà mẹ không có sữa hoặc ít sữa khiến cho việc nuôi dưỡng trẻ gặp nhiều khó khăn.
“Vì vậy, các bậc cha mẹ cần trang bị kiến thức, các DN, nhà phân phối cần đề cao đạo đức kinh doanh, sự trung thực, trách nhiệm; các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh kiểm tra sát sao để những sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ chất lượng thực sự đến được tay người tiêu dùng”, Phó GS Cường cho hay.
Có thể nói việc ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tình trạng thấp còi ở trẻ nhỏ không chỉ là câu chuyện của mỗi gia đình mà cần sự chung tay của xã hội. Mỗi mắt xích là một cầu nối để Việt Nam dần tiến tới giảm nhẹ và xóa bỏ tình trạng thấp còi ở trẻ nhỏ.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại