Chủ nhật 24/09/2023 05:30

Thanh Hóa chỉ đạo siết chặt công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn sau khi xảy ra tình trạng một số di tích bị xâm hại.
Hiện tại các pho tượng đã được di rời và các công trình xâm hại đến di tích đã được phá dỡ (ảnh sáng 16/3)
Di tích quốc gia động Hồ Công ở xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa từng bị xâm hại.

Theo đó, thời gian gần đây, công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, nhất là quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa được thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Đã có di tích ở một số địa phương xảy ra việc tự ý thực hiện tu bổ, tôn tạo và bổ sung tượng thờ, đồ thờ khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

Việc này đã gây ảnh hưởng xấu tới di tích, tốn kém và lãng phí kinh phí đầu tư, tạo dư luận không tốt trong xã hội, đồng thời khiến cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan bị kiểm điểm, kỷ luật và xử phạt hành chính như: Danh lam thắng cảnh động Hồ Công xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc; Di tích chùa Quan Thánh thuộc Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng, TP Thanh Hóa; Di tích Đền Nưa thuộc Khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn và Nghè Đông Kinh, xã Nga Trường, huyện Nga Sơn…

Trước tình hình trên, để tăng cường công tác quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo và yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật về di sản văn hóa, về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo quy định.

UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát tại các di tích nhằm phòng ngừa, sớm phát hiện và ngăn chặn được việc các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm đối với di tích; đảm bảo hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, TP cần tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý Nhà nước về di sản văn hóa, nhất là hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần bảo đảm thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về di sản văn hóa, có biện pháp phòng ngừa, đảm bảo không để xảy ra việc tổ chức, cá nhân tự ý thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra các sai phạm thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị mình.

Trước đó, ngày 22/3/2023 Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 20 triệu đồng đối với bà Trịnh Thị Xứng (pháp danh Thích Đàm Hải - trụ trì chùa Du Anh, ở xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Lý do bà Trịnh Thị Xứng bị xử phạt vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính là bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh không đúng nội dung quy hoạch.

Việc xử phạt này từ phản ánh của người dân khi động Hồ Công xuất hiện 9 pho tượng, 6 bệ đá được đưa trái phép vào động. Ngoài ra, trong động còn xây dựng nhiều bàn thờ bằng bê tông, gạch đá trái phép... làm biến dạng danh thắng.

Hồi cuối tháng 12/2022, UBND TP Thanh Hóa cũng ra quyết định kỷ luật khiển trách 2 cán bộ và phê bình, rút kinh nghiệm sâu sắc 6 cán bộ liên quan tới vụ việc phá hoại di tích Quốc gia chùa Quan Thánh tại phường An Hưng, TP Thanh Hóa.

8 cán bộ của TP Thanh Hóa bị khiển trách, phê bình do liên quan đến công tác quản lý, khiến toàn bộ 12 tấm bia ma nhai, 3 bức dạng đại tự chữ Hán và hệ thống các pho tượng khắc trên vách đá phía ngoài và trong vòm hang, gồm: 3 tượng quan phía ngoài hang, 5 tượng quan phía trong; 2 tượng linh vật (voi, ngựa)... có từ thế kỷ XVI - XVII của di tích Quốc gia chùa Quan Thánh bị tô vẽ, phun, phủ sơn công nghiệp.

Kỳ cuối: Lên phương án di dời dân ra khỏi vùng bảo vệ di tích lịch sử
Thanh Hóa đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Di tích quốc gia động Hồ Công bị xâm hại nghiêm trọng
Huy Hoàng
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phim "Người vợ cuối cùng" do Kaity Nguyễn đóng chính có gì hấp dẫn?

Phim "Người vợ cuối cùng" do Kaity Nguyễn đóng chính có gì hấp dẫn?

Bộ phim cổ trang "Người vợ cuối cùng" của đạo diễn Victor Vũ, Kaity Nguyễn đóng chính được kỳ vọng sẽ là bộ phim chất lượng của màn ảnh rộng cuối năm 2023.
Điều bất ngờ ít người biết về "gã choai" bắt vợ trong "Cuộc chiến không giới tuyến"

Điều bất ngờ ít người biết về "gã choai" bắt vợ trong "Cuộc chiến không giới tuyến"

Một trong những vai phụ đang gây ấn tượng nhất "Cuộc chiến không giới tuyến" là Cương - gã trai bản con nhà giàu hống hách, dùng mọi cách để bắt cô bé 16 tuổi về làm vợ.
Diễn viên Trương Hoàng “vượt khó” để hóa thân kẻ si tình trong phim “Biệt dược đen”

Diễn viên Trương Hoàng “vượt khó” để hóa thân kẻ si tình trong phim “Biệt dược đen”

Sau hàng loạt các vai phản diện thì nam diễn viên Trương Hoàng đã có vai diễn mới đầy thú vị trong phim “Biệt dược đen”. Đó là nhân vật Tiến - người đàn ông si tình, sẵn sàng bảo vệ người phụ nữ mình yêu.
Hà Nội - ngày trở về...

Hà Nội - ngày trở về...

Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Trong những năm tháng xa nhà, Hà Nội luôn được neo giữ ở một góc ký ức thân thương trong trái tim tôi. Và... sau bao thăng trầm, tôi trở lại Hà Nội vào một ngày mùa thu với nắng vàng như mật cùng khe khẽ heo may.
Bố đã về!

Bố đã về!

Kiên đã là cậu bé sống nội tâm, lúc nào cũng khép mình, ít tiếp xúc, chuyện trò với những người xung quanh. Gương mặt cậu lúc nào cũng ủ rũ, đôi mắt trầm buồn nhìn về xa xăm như ngóng đợi điều gì đó. Thì ra bố Kiên đi biển chẳng may gặp bão và không trở về. Nhiều người tin rằng bố đã ra đi ngoài biển khơi nhưng Kiên thì khác, cậu luôn mong ngóng bố trở về, bằng xương bằng thịt.
Tìm về những giá trị xưa cũ

Tìm về những giá trị xưa cũ

Những quán cà phê “trăm tuổi” ẩn nấp trong những con hẻm, con ngõ nhỏ ở Hà Nội từ bao giờ đã trở thành nơi chốn đi về thân quen của nhiều người Hà Nội nhiều thế hệ truyền tai nhau...
Tết Trung thu có từ bao giờ? Ý nghĩa của Tết Trung thu

Tết Trung thu có từ bao giờ? Ý nghĩa của Tết Trung thu

Tết Trung thu là một trong những lễ hội cổ truyền của Việt Nam. Không chỉ là Tết thiếu nhi, Trung thu còn là Tết đoàn viên, Tết trông trăng. Nhưng có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết quan trọng này.
Người phụ nữ đam mê làm đồ chơi Trung thu truyền thống

Người phụ nữ đam mê làm đồ chơi Trung thu truyền thống

Coi công việc làm đồ chơi Trung thu truyền thống như máu thịt của mình nên mặc dù còn duy nhất bà làm nghề và một năm chỉ làm một tháng nhưng bà Nguyễn Thị Tuyến vẫn gắn bó và mong muốn giáo dục truyền thống văn hóa cho các cháu nhỏ.
Những điểm đến hấp dẫn dịp Tết Trung thu tại Hà Nội

Những điểm đến hấp dẫn dịp Tết Trung thu tại Hà Nội

Rất nhiều điểm đến với những hoạt động thú vị đã sẵn sàng chờ đón người dân Hà Nội và du khách ghé Thủ đô nhân dịp Tết Trung thu năm nay.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động