Tăng giờ làm thêm lên 72 giờ ở tất cả các ngành nghề
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Tăng giờ làm thêm ở mọi lĩnh vực |
Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh kéo dài lại phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch nên nhiều doanh nghiệp chỉ có thể duy trì được khoảng lượng lao động dưới 50% cá biết nhiều ngành nghề chỉ có thể duy trì số người lao động dưới 30%, trong khi vẫn phải bảo đảm tiến độ sản xuất cho các hợp đồng đã ký kết.
Chính vì vậy, để đảm bảo duy trì chuỗi sản xuất giúp người lao đông tăng thêm thu nhập thì nhiều vậy nhiều doanh nghiệp và người lao động mong muốn được thỏa thuận tăng giờ làm thêm, không bị giới hạn ở một số ngành nghề, công việc nhất định để phục hồi sản xuất.
Nắm bắt rõ được vấn đề này nên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa kiến nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về tăng giờ làm thêm trong năm. Theo đó, số giờ làm thêm tối đa trong tháng được đề xuất tăng lên 72 thay vì 40 như hiện nay; mức trần 300 giờ làm thêm trong năm được áp dụng cho tất cả ngành nghề, do chủ sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận.
Trước mắt, chính sách dự kiến áp dụng tới 31-12-2022. Tùy tình hình thực tế nếu cần thiết kéo dài thì Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 4, khóa XV vào tháng 10-2022.
Trong đề xuất, bộ lưu ý quy định giới hạn giờ làm thêm theo ngày, việc nghỉ ngơi trong giờ làm hoặc chuyển ca, tiền lương vẫn tuân thủ theo Bộ luật lao động.
Theo Bộ việc tăng giờ làm thêm là cần thiết tăng giờ làm thêm, bởi đại dịch Covid-19 kéo dài hai năm, đặc biệt là đợt dịch thứ tư làm đứt gãy sản xuất, doanh nghiệp thiếu hụt lao động, nhất là cuối năm. Việc làm thêm giờ như đề xuất sẽ góp phần hạn chế nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, giảm tác động tiêu cực đến nhiều ngành kinh tế của Việt Nam như nông sản, thủy sản, hải sản.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại