Tăng cường thanh kiểm tra, xử lý sai phạm trong hoạt động văn hóa, du lịch
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội là một trong những địa phương đẩy mạnh thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Ảnh: Khánh Huy |
Công tác thanh, kiểm tra được thực hiện hiệu quả ở nhiều lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh vi phạm như bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, bản quyền tác giả, lễ hội, dịch vụ du lịch, thể dục thể thao…
Năm 2023, hơn 1.200 đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành được thành lập trên toàn quốc; thanh tra, kiểm tra hơn 12.100 tổ chức, cá nhân; phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính hơn 810 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền xử phạt hơn 14 tỷ đồng.
Trong đó, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (Bộ VH,TT&DL) đã triển khai 61 đoàn thanh tra chuyên ngành, 10 đoàn kiểm tra đối với 21 cơ quan quản lý nhà nước về VHTTDL và trên 300 tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Thanh tra Bộ cũng đã làm việc với 11 tổ chức để giải quyết các vụ việc vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo, phổ biến phim. Thanh tra Sở đã triển khai và chủ trì, phối hợp lực lượng kiểm tra liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với hơn 11.800 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính hơn 800 trường hợp.
Thanh tra ngành VHTTDL đã chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra; kiên quyết, kịp thời xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của ngành.
Riêng trong lĩnh vực quản lý, tổ chức lễ hội, bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, qua hoạt động thanh, kiểm tra cho thấy, về cơ bản, các lễ hội, di tích đã thực hiện tốt các quy định pháp luật về tổ chức lễ hội, quản lý di tích, tình trạng thực hành mê tín, dị đoan, đốt vàng mã, mất an ninh trật tự đã giảm đi nhiều.
Tuy nhiên, tại một số di tích, công tác phòng chống cháy nổ chưa đảm bảo, chưa quan tâm đầu tư trang thiết bị chữa cháy; còn tiếp nhận đồ vật không nằm trong danh mục hồ sơ xếp hạng… Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở đã yêu cầu chính quyền địa phương, ban quản lý di tích, ban tổ chức các lễ hội tiếp tục công tác tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở du khách giữ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, không tiếp tay hoặc thực hành các hoạt động mê tín dị đoan, khắc phục kịp thời các tồn tại, chấp hành nghiêm quy định pháp luật trong quá trình hoạt động.
Nhiều địa phương đẩy mạnh thanh, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, các tỉnh: Bình Dương, Vĩnh Long, Thái Bình, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh…
Ở một số lĩnh vực “nóng” như: biểu diễn nghệ thuật; quảng cáo; quyền tác giả, quyền liên quan; thể thao, du lịch... hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật chuyên ngành được triển khai thường xuyên, quyết liệt để kịp thời phát hiện những sai phạm; chấn chỉnh và xử phạt các hành vi vi phạm.
Để ngành Hàng không, Du lịch vượt qua khó khăn, phát triển bền vững | |
Vở chèo Việt “ẵm” 3 giải thưởng quốc tế | |
Cầu Long Biên cần được công nhận là di sản đô thị |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại