tại Nghệ An
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Người chồng sau khi đánh chết vợ rồi dựng hiện trường giả để che dấu hành vi tội lỗi. Sau rất nhiều nghi vấn gia đình bên ngoại đã đi đến khẳng định đây không phải là một vụ tai nạn mà là một vụ án mạng nên đã gửi đơn tố cáo lên cơ quan chức năng nhằm điều tra làm rõ. Biết không thể trốn tội, người chồng đã ra đầu thú...
Cái chết đầy nghi vấn
Đậu Khắc Tùng (SN 1971) và chị Nguyễn Thị Nguyên (SN 1974) trú tại xóm 1A, xã Thanh Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An sau một thời gian tìm hiểu đã đi đến hôn nhân. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình không được đầm ấm, vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Tùng rất nhiều lần “tẩn” vợ khiến chị Nguyên thường xuyên phải chạy sang nhà mẹ để trốn.
Theo những người dân trong xóm cho biết thì vợ chồng hắn làm việc rất chăm chỉ. Gia đình hắn còn mua một mảnh đồi tại xã Thanh An (huyện Thanh Chương) nên hai vợ chồng thường xuyên lên đây để trồng cây, chăn nuôi. Tùng rất ít rượu chè, chăm làm tuy nhiên có điểm xấu là hay ghen. Cũng bởi thế, nhiều lần hắn vắng nhà mà nghe ai nói có khách đến chơi là lần đó y lại về tra khảo vợ. Cái tính hay ghen của Tùng cũng xuất phát từ việc, khi chưa cưới nhau hai người đã “ăn cơm trước kẻng”, chị Nguyên có bầu nên phải tổ chức đám cưới. Tùng cho rằng đó không phải là con của mình nên luôn tỏ thái độ khó chịu, ghen tuông với vợ.
Ông Lê Ngọc Tường (anh rể chị Nguyên) cho biết: “Cái tính hay ghen của Tùng thì ai cũng biết. Có lần, giữa mùa đông rét căm căm vợ chồng xảy ra mâu thuẫn. Tùng kéo vợ ném xuống ao. Đến khi dì Nguyên chạy về nhà mẹ đẻ ở xóm bên để trốn thì người ướt hết, run cầm cập, mặt mày tím tái”.
Cũng bởi cái tính ghen tuông, hay đánh vợ vô cớ nên khi biết tin chị Nguyên bị chết với lý do lãng xẹt, người ta đã ngờ ngợ. Ông Lê Ngọc Tường cũng cho biết, khi gia đình tiến hành tắm rửa thi thể để chuẩn bị khâm liệm đã phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường trên cơ thể dì Nguyên như: Một vết thâm tím ở quai hàm, cổ sung vù. Trong lúc tắm rửa thi thể, tôi là người đỡ lấy cổ dì Nguyện để chải tóc cho dễ thì máu chảy ra ướt cả cánh tay. Tùng lúc đó cũng vô cảm, không mảy may thương vợ, hôm làm lễ ba ngày cho vợ, Tùng còn đi chuốc rượu để cảm ơn mọi người nên gia đình bên ngoại rất tức giận”.
Cùng với những dấu hiệu bất thường trên cơ thể nạn nhân, anh Tường đã đến hiện trường, phát hiện chỉ có 11 que củi và nhận định, với độ cao này và với lượng củi nhỏ ấy không thể làm cho chị Nguyên chết được. Trong thâm tâm anh Tường vẫn nghĩ đây có thể là một vụ án mạng chứ không đơn thuần là một vụ tai nạn thông thường nhưng chưa thể khẳng định Tùng đánh chết vợ.
Được biết, chị Nguyên sinh ra trong gia đình có 9 chị em gái, chị là con út. Hiện hai vợ chồng sinh được ba người con trai, người con lớn đang học ĐH Vinh, hai em trai cũng đang học cấp 3 ở một trường huyện.
Bà Nguyễn Thị Biển và ông Lê Ngọc Tường: “Tùng đã cúi đầu nhận tội, gia đình không muốn khai quật mộ Nguyên lên nữa”.
Lời tự thú muộn màng
Ngày 26-11, trước cái chết đầy nghi vấn của người con gái, bà Nguyễn Thị Biển, các con gái, con rể đã họp bàn và thống nhất viết đơn lên cơ chức năng yêu cầu làm rõ cái chết bất thường của chị Nguyên.
Theo như lời kể từ ông Đậu Khắc Hạnh (anh trai Tùng) thì, sau khi gia đình bên ngoại gửi đơn lên CA huyện Thanh Chương về cái chết đầy nghi vấn của chị Nguyên, ông Hạnh đã nhiều lần nói chuyện với Tùng. “Chú ra mà tự thú đi, không trốn khỏi lưới pháp luật đâu” thì Tùng nằm trên giường không nói gì rồi vùng dậy nói: “Bác về đi”.
Trước cái chết của vợ và áp lực từ phía gia đình, Tùng đã ra CQCA đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội của mình. Tại CQĐT, Tùng khai nhận, vào khoảng 7 giờ sáng 10-11, chị Nguyên đánh xe trâu đi chở củi tại khu vực gần trang trại của gia đình thuộc khu vực khe Tràm, xã Thanh An (huyện Thanh Chương) do đường dốc nên bị lật xe. Hốt hoảng, chị đã chạy về trang trại gọi chồng báo là xe trâu bị lật xuống khe. Hai vợ chồng liền chạy ra khe thì Tùng thấy xe đang nằm dưới khe, con trâu nằm dưới nên nổi cơn nóng giận. Hai vợ chồng lời qua tiếng lại, mâu thuẫn đỉnh điểm, Tùng chộp lấy que củi đánh liên tiếp vào đầu, gáy chị Nguyên khiến chị gục xuống, chết tại chỗ. Thấy vợ chết, quá hoảng sợ, Tùng đã dựng lên hiện trường giả rồi gọi điện thông báo cho mọi người rằng chị Nguyên đã chết do tai nạn lật xe trâu.
Nỗi đau của người thân
Không giấu được dòng nước mắt lăn trên đôi gò má xám ngắt, khuôn mặt khắc khổ, bà Nguyễn Thị Biển buồn rầu nói, người chết rồi thì không thể sống lại được, nhưng trước cái chết bất thường của con gái và cần được làm sáng tỏ nên gia đình đã viết đơn tố cáo Đậu Khắc Tùng. “Chúng tôi cũng thương con lắm, nếu nó mà đi tù thì 3 đứa con sẽ sống vất vưởng không biết nương tựa vào ai. Mục đích gia đình viết đơn cũng chỉ để làm sáng tỏ cái chết của đứa con gái mà thôi. Ước nguyện của gia đình chúng tôi là không khai quật mộ Nguyên lên nữa, hãy để cho nó được an nghỉ nơi chín suối. Bây giờ, Tùng nó đã nhận tội, sự việc cũng đã rõ ràng, nó phải chịu tội trước pháp luật. Nhưng gia đình rất mong muốn pháp luật khoan hồng, để nó được sớm trở về nuôi con”. –bà Biển chia sẻ.
Trước cái chết đột ngột của mẹ do người cha gây ra, em Đậu Khắc Thạch (con trai đầu chị Nguyên) buồn bã cho biết: “Bây giờ mẹ đã mất, bọn em rất mong các dì, dượng, các bác xin giảm án cho cha. Không biết sau này bọn em sẽ sống ra sao nữa, cha phải ngồi tù. Em hiện đang học năm đầu ĐH Vinh nhưng sẽ bảo lưu kết quả 1 năm và không biết có theo học được nữa hay không? Có lẽ em phải chờ hai em đang học cấp 3 học xong đã. Cha đã nhận tội đánh chết mẹ, bọn em cũng rất mong muốn CQĐT không khai quật mộ mẹ lên nữa”.
Bài, ảnh: Lê Quyết
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại