Sau thảm họa Carina: Vẫn còn những cái... giật mình
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgót 15 ngày, thảm họa Carina đi qua. Nhưng đâu đấy vết thương vẫn chưa lành. Vẫn hằn trên khuôn mặt của họ - trong từng ánh mắt cư dân Carina – là sự đắn đo, khắc khoải giữa ở và đi.
Nhớ, 0 giờ 23 tháng 3 hôm ấy. Trong gang tấc lửa hừng hực cháy. Bao trùm và dai dẳng đã cướp đi 13 sinh mạng hãy đang tràn trề nhựa sống. 51 người “may mắn” ở lại. Có đến 100 người phải nhập viện.
Thảm hoạ Carina rạng sáng ngày 23 tháng 03 năm 2018 mãi mãi là ký ức kinh hoàng trong lòng những người may mắn sống sót. Ảnh: Internet |
Cái chết. Đủ hết thẩy. Có nam, có nữ, có già, có trẻ.... Không trừ một ai.
Carina. 13 người cháy... đớn đau tột cùng.
Nếu như có nước, có hệ thống báo động, có người chuyên trách thì họ đã sống. Hoặc sẽ ít hơn, thậm chí là 0, chứ không phải 13.
Nhắc về hôm ấy, không một ai dám đối mặt. Họ đã xịu mặt, giọng trầm đi, thổn thức.
Còn đấy những câu chuyện đau đáu, quặn thắt. Như chị Hà mất 2 người thân nhất (Kiệt, con trai chưa đầy 72 tháng tuổi; Lộc, em trai, nay chỉ mới 17). Như nữ Bí thư kiêm Chủ tịch một phường Lê Bích Phượng rơi từ tầng 14 khi đu dây thoát thân. Như đôi tay phỏng bong da đen thui toàn thân đầy ám ảnh của anh lính cứu hỏa vượt biển lửa cứu người.
Có lẽ còn…, còn nhiều, nhiều lắm những phận đời chẳng may như thế. Những ai còn sống chỉ muốn chôn đi những ký ức hãi hùng. Họ cần thời gian để bình tâm lại. Người chết cũng đã chết. Mình sống cho mình, cho hôm nay và cho ngày mai. Thôi thì, quá khứ cũng chỉ là quá khứ. Khơi lại gì, thêm đau. Chỉ biết thở sâu, nguyện ước.
Không nói cũng không có nghĩa là vô tâm. Phía sau ấy cả một miền ký ức kinh hoàng. Có lẽ, nỗi buồn cũng đang nguội lạnh dần dù chung cư Carina những ngày này lặng tênh, quạnh quẽ và lạnh người.
Hình như trong ký ức, cái màu nhiệm phước phận 13 con người xấu số kia như là chuyển kiếp một đời người.
Với họ, chết không có nghĩa là hết, mà chỉ giản đơn là sự tái sinh một cuộc đời mới. Như cái tên Carina mà thôi. Còn đấy - nỗi khắc khoải khôn nguôi.
Với Carina, một trong số hiếm những vụ cháy thảm khốc trong lịch sử nước ta, không dám nói là trên thế giới khi có đủ đầy những điều kiện cần thiết. Nhưng nó cũng bị vô hiệu trước sự ngớ ngẩn không gì có thể chấp nhận được của những con người thiếu trách nhiệm.
Cảm động hình ảnh lính cứu hoả PCCC đã dũng cảm vượt biển lửa cứu người khi đôi tay phỏng bong da đến điếng người. Ảnh: Internet |
Ở thời điểm vụ cháy diễn ra, toàn bộ hệ thống phòng cháy, chữa cháy của một căn hộ cao cấp như Carina bị tắt ngủm, tê liệt. Điểm cháy chỉ xuất điểm từ chiếc xe tay ga Attila dưới hầm xe, sau đó chuyền lửa bốc cháy hàng trăm xe các loại.
Trong giây lát, ngọn lửa lan đi rất nhanh, xông thẳng lên các tầng chung cư, khiến người người hoảng hốt, bàng hoàng, tháo chạy. Phải khó khăn lắm, đâu chừng 2 tiếng đồng hồ, lính cứu hỏa mới có thể tiếp cận sâu bên trong.
2 tiếng mới tiếp cận cũng đồng nghĩa là với 120 phút hàng trăm cư dân Carina phải tự giành giật sự sống khá mong manh.
Cháy đi qua, truy trách nhiệm, người trong cuộc chỉ “đáp xoay”. Rồi họ chỉ biết quy cho số đông – là dân. Là tại ý thức, phải nâng cao.
Không lẽ 1007 vụ cháy năm 2017 tại TP.HCM chỉ là vì ý thức?
Bà Ly 61 tuổi bàng hoàng trước sự ra đi đột ngột của 3 người thân trong gia đình. Đó như Những giọt nước mắt đớn đau của những người ở lại. Ảnh: Huy Hậu |
Nhưng đó chưa phải là tất cả, có một con số hơn thế, khiến bao người phải giật mình ngẫm suy. Thành phố hiện 1037 chung cư nhưng gần một nữa đã cũ nát, quá “đát”, không có một hệ thống phòng cháy chữa cháy tươm tất.
Nhiều ý kiến, quan điểm cũng dần được “mổ xẻ”. Nhưng dù là bất kỳ nguyên nhân nào đi nữa thì trách nhiệm trước hết vẫn thuộc chủ đầu tư, cơ quan chức năng, cụ thể trong công tác quản lí, điều hành.
Carina nói riêng và nhiều vụ cháy diễn ra liên tiếp thời gian gần đây đều khởi nguyên từ nhiều lắm, đâu chỉ giản đơn là ý thức. Là sự cộng hưởng hữu cơ. Của cơ quan chức năng, của chủ đầu tư và của chính cộng đồng cư dân.
Vì thế, trong câu chuyện này, trách nhiệm không thuộc về riêng ai… Thay vì né tránh, đùn đẩy, hãy sống đẹp cho hôm nay, cho những người đang sống. Nhưng phải luôn tin vào ngày mai: Chết không có nghĩa là hết, mà chỉ là sự tái sinh, tái sinh một đời mới.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại