Sau Tết, các doanh nghiệp lại đau đầu với tình trạng thiếu hụt lao động ngành giao nhận
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNỗi sợ thiếu shipper của các chủ cửa hàng cũng là nỗi lo của nhiều công ty vận chuyển vào các thời điểm trước và sau các kỳ nghỉ dài như Tết Nguyên đán. Ảnh: TP |
Bức tranh nhân sự ngành giao nhận
Trước Tết, chị Xuân Hương (34 tuổi, Hà Nội), chủ gian hàng trên một sàn thương mại điện tử phải đổi 3-4 đơn vị vận chuyển nhưng vẫn không có shipper đến lấy hàng. Hàng hóa chất đống ở kho không thể giao đến tay khách, chị Hương còn mất thêm thời gian giải thích lý do giao hàng chậm. Chị lo ngại tình trạng này sẽ còn kéo dài đến hết tháng Giêng do tình hình nhân sự giao nhận thiếu ổn định, xu hướng nhảy việc diễn ra mạnh trên thị trường.
Nỗi sợ thiếu shipper của các chủ cửa hàng như chị Xuân Hương cũng là nỗi lo của nhiều công ty vận chuyển vào các thời điểm trước và sau các kỳ nghỉ dài như Tết Nguyên đán.
Theo Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2022 của Bộ Công Thương, Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp logistics và dự kiến đến năm 2030, nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành là trên 200 nghìn lao động. Trong khi đó, nguồn nhân lực logistics chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu của thị trường, có thể nói đang thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.
Trong khi đó, lực lượng shipper - nhân sự chủ chốt của ngành chuyển phát nhanh thường là các lao động phổ thông. Thời điểm trước và sau các kỳ nghỉ dài, như Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc duy trì ổn định nhân sự. Hàng loạt doanh nghiệp, chủ cửa hàng gặp khủng hoảng do lực lượng shipper nghỉ sớm, nghỉ dài trong khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa lớn.
Sớm nhận ra thực trạng này, J&T Express đã chủ động giải bài toán nhân sự bằng nhiều chính sách. Bà Kiều Thị Tiên Dung - Giám đốc Nhân sự của J&T Express cho biết, 2023 là một năm đầy thách thức, nhưng cũng là cơ hội để công ty củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ. Lấy con người làm cốt lõi và tạo “sức bật” là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ cũng như nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng. Trong năm mới, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, phát triển đội ngũ nhằm hướng đến sự hài lòng của khách hàng.
Chiến lược giữ chân nhân sự
Theo Giám đốc Nhân sự của J&T Express, giữa bối cảnh nhân sự luôn là bài toán hóc búa của ngành, doanh nghiệp cần nỗ lực ổn định nhân sự, giúp chủ shop yên tâm buôn bán, hàng hóa luôn được lưu thông, không để xảy ra tình trạng tắc hàng, “vỡ” kho.
Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp nên đặt ra những chính sách nhân sự đa dạng, tăng cường sức mạnh nội tại hướng tới phát triển bền vững trong năm 2024.
Theo đó, cần chú trọng đào tạo và phát triển kỹ năng cho đội ngũ nhân viên, liên tục xây dựng và phát triển giáo trình đào tạo chuyên môn để cải thiện năng suất làm việc, đặc biệt là đội ngũ shipper.
Sau đào tạo, doanh nghiệp còn cần xây dựng môi trường làm việc tích cực và gắn kết, chú trọng chăm lo đời sống nhân viên từ lương thưởng cho đến những bữa tiệc mừng sinh nhật hay các cuộc thi tạo sự hứng khởi, các hoạt động team building gắn kết thành viên, vinh danh những nhân viên giao nhận tuyến đầu bằng chế độ tri ân đặc biệt...
Để mở rộng mạng lưới giao hàng đến tận vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, J&T Express đã đưa ra các chính sách đãi ngộ tốt dành cho shipper. Cụ thể, mỗi nhân viên phát hàng khu vực hải đảo, thường xuyên di chuyển từ đất liền hoặc di chuyển phà, J&T Express hỗ trợ phụ cấp trung bình từ 1 - 2 triệu đồng/tháng. Hãng cũng triển khai các hoạt động ngoại khóa dành cho những bưu cục, nhân viên làm việc tại khu vực này nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc và giao nhận hiệu quả.
Trong năm 2024, công ty cũng đặt mục tiêu mở rộng đội ngũ nhân sự. Kế hoạch của J&T Express là tuyển dụng thêm 3.000 – 4.000 lực lượng lao động phổ thông nhằm chủ động trước mọi tình huống và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường cũng như khách hàng.
Nghề chụp ảnh dạo lên ngôi trong dịp xuân |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại