Thứ sáu 22/11/2024 13:23

Ảnh

Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dịp lễ 30/4 - 1/5, “Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn” diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) mang đến một lễ hội rực rỡ sắc màu văn hoá của các dân tộc vùng cao.
Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội
Với hơn 50 gian hàng mang đậm sắc màu văn hóa của các dân tộc Tây Bắc, Đông Bắc, “Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn” là sự kết hợp giữa không gian hội, không gian vui chơi gắn với các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, ẩm thực, sản vật với sắc màu của các dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường, Khơ Mú, Tày...
Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội
Ấn tượng với du khách đến chợ phiên vùng cao là được khám phá, trải nghiệm và thưởng thức nét đặc sắc về văn hóa, ẩm thực, đặc sản truyền thống, những trò chơi dân gian của các cộng đồng dân tộc vùng cao Việt Nam.
Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội
Từ ngày 29/4-3/5/2022, du khách không chỉ được trải nghiệm không gian chợ mang đậm sắc màu văn hóa của vùng cao phía Bắc, mà còn được gặp gỡ giao lưu, sinh hoạt văn hoá như: Xem múa và nghe khèn Mông của dân tộc Mông (Mộc Châu, Sơn La); Chương trình "Sắc màu chợ phiên" của cộng đồng các dân tộc tại chợ vùng cao phía Bắc; Tái hiện Tết nhảy của đồng bào dân tộc Dao.
Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội
Bên cạnh không gian mua bán, du khách còn được thưởng thức chương trình dân ca, dân vũ “Sắc màu chợ phiên”, giao lưu văn hóa giữa cộng đồng các dân tộc mừng đất nước, ca ngợi quê hương, bản sắc dân tộc vùng, miền.
Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội
Ấn tượng với du khách là không gian xuống chợ được tái hiện nguyên bản như một phiên chợ vùng cao thực sự.
Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội
Chương trình múa khèn bên chảo thắng cố do chính những chủ thể văn hóa - đồng bào dân tộc Mông tỉnh Sơn La trình diễn; gian hàng quảng bá du lịch với chủ đề Sơn La hãy đến và cảm nhận.
Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội
Những cô gái người Dao Tiền với các tác phẩm khăn, đồ vật thêu tay thổ cẩm hoàn toàn. Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Tiền phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời. Thường thì vào những lúc nhàn rỗi, họ tự tay nhuộm chàm, vẽ sáp ong, thêu và may quần áo cho các thành viên trong gia đình.
Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội
Lễ hội giã bánh giày của người Mông. Khi giã xong rồi cần bàn tay khéo léo của người phụ nữ nặn bánh ngay, nếu để nguội thì không nặn được. Lá gói bánh là lá chuối đã hơ qua lửa và lau sạch.
Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội
Trung tâm của chợ vùng cao là các gian hàng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La, giới thiệu các sản vật: Rau củ quả, măng khô, đồ mỹ nghệ, rượu, hương liệu dân tộc, thuốc nam, măng khô, miến dong, mật ong, các loại gia vị đặc trưng, các món ẩm thực đặc trưng của người Mông, người Nùng như: Thắng cố, rượu ngô mèn mén, xôi nếp bảy màu, thịt trâu treo gác bếp, gà nướng, thịt lợn, cơm lam, cá nướng, giới thiệu và bán thổ cẩm, trang phục, khăn, vòng tay, đồ lưu niệm của dân tộc Mông, Thái, Dao...
Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội
Các gian hàng với các sản phẩm nông - lâm nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, các món ăn ẩm thực đặc trưng của Mộc Châu, Sơn La tai phiên chợ.
Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội

Nét đẹp văn hoá qua nghề thủ công truyền thống của các nghệ nhân đồng bào tỉnh Sơn La, điểm nhấn là khăn Piêu. Khăn Piêu góp phần tạo nên một nét đẹp, một sắc thái riêng về trang phục truyền thống của dân tộc Thái.

Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội
Tái hiện không gian Tết cầu mùa của dân tộc Dao, đây là ngày Tết chỉ có ở một số dòng họ trong cộng đồng dân tộc Dao, với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, một số dòng họ không còn duy trì, chỉ còn lại một số rất ít dòng họ duy trì với thời gian 3 hoặc 5 năm tổ chức một lần.
Rực rỡ sắc màu văn hoá dân tộc vùng cao giữa lòng Hà Nội

Tết cầu mùa là lễ hội lớn nhất của người Dao nói chung và người Dao Tiền ở Mộc Châu nói riêng. Là lễ hội của dòng họ nhưng Tết cầu mùa mang ý nghĩa chung cho cả cộng đồng người sinh sống ở cùng một khu vực. Tết cầu mùa được tổ chức vào dịp tết nguyên đán từ 4 - 6 ngày tại nhà trưởng họ với nhiều ý nghĩa nhưng có hai ý nghĩa chính là tạ ơn và cầu phúc, cầu lộc.

Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động