Quy định về trang phục, hành vi ứng xử của giáo viên, học sinh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 19, Điều 34, Điều 35, Điều 40 và Điều 41 của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp họcban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, bổ sung quy định về trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Cụ thể, trang phục của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải lịch sự, giản dị, phù hợp với môi trường giáo dục; không sử dụng trang phục thiếu lịch sự, phản cảm.
Về ngôn ngữ, đối với học sinh phải chuẩn mực, tôn trọng, giản dị, gần gũi, dễ hiểu; không dùng ngôn ngữ xúc phạm, gây tổn thương học sinh. Đối với giáo viên, nhân viên phải chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; không dùng ngôn ngữ xúc phạm, miệt thị gây tổn thương. Đối với khách đến trường thì phải chuẩn mực, tôn trọng.
Về hành vi ứng xử, đối với học sinh phải chuẩn mực, yêu thương, bao dung, trách nhiệm; tôn trọng sự khác biệt, công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ sự tham gia tích cực và sáng tạo của học sinh; không trù dập, xúc phạm, bạo hành, ép buộc học sinh dưới mọi hình thức.
Đối với giáo viên, nhân viên, phải tôn trọng, gương mẫu, đồng hành trong công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên, nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch; không định kiến, thiên vị, xúc phạm, trù dập, sách nhiễu, vụ lợi, né tránh trách nhiệm, đổ lỗi hoặc che dấu vi phạm của đồng nghiệp, giáo viên, nhân viên.
Đối với cha mẹ học sinh và khách đến trường phải tôn trọng, đúng mực, hợp tác.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng sửa đổi quy định về "Trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử của của giáo viên" như sau: Trang phục lịch sự, giản dị, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; không sử dụng trang phục thiếu lịch sự, phản cảm.
Hành vi ứng xử đối với học sinh phải mẫu mực, bao dung, trách nhiệm; tôn trọng sự khác biệt, công bằng, lắng nghe, đồng cảm và động viên, khích lệ sự tham gia tích cực và sáng tạo của học sinh; tạo sự an toàn, tin cậy; không bạo hành học sinh dưới mọi hình thức; đối với đồng nghiệp, nhân viên thì tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên; cầu thị, lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, đoàn kết; không vô cảm, gian lận, gây bè phái, chia rẽ nội bộ. Còn đối với cha mẹ học sinh và khách đến trường thì tôn trọng, hợp tác, thân thiện.
Dự thảo cũng sửa đổi quy định về trang phục, ngôn ngữ, hành vi ứng xử của học sinh. Theo đó, học sinh phải sử dụng trang phục, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với lứa tuổi, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở trường; không sử dụng trang phục thiếu lịch sự, phản cảm.
Đối với thầy, cô giáo, phải sử dụng ngôn ngữ kính trọng, lễ phép; không dùng ngôn ngữ thiếu tôn trọng, xúc phạm thầy cô giáo; đối với bạn bè thì đúng mực, tôn trọng, thân thiện; không nói tục, chửi bậy, thiếu tôn trọng gây tổn thương, hiềm khích, mất đoàn kết.
Hành vi ứng xử đối với thầy, cô giáo: Kính trọng, lễ phép, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng sự khác biệt; chấp hành sự phân công của thầy, cô giáo. Đối với bạn bè: Đúng mực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ, bao dung và trách nhiệm, tôn trọng sự khác biệt; không bạo lực, bè phái, gây mất đoàn kết. Đối với khách đến trường: Tôn trọng, lễ phép, thân thiện.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại