Quy định rõ việc phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền địa phương
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền của HĐND, UBND các cấp
Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII đã nêu: Tiếp tục đẩy mạnh phân công, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Chính phủ, các Bộ, ngành với chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương để tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ giữa Chính phủ với các Bộ, ngành; giữa Chính phủ, các Bộ, ngành với chính quyền địa phương cấp tỉnh và giữa các cấp chính quyền địa phương; quy định rõ cơ chế phân cấp, ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ khi được phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền địa phương. Đồng thời, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định các nguyên tắc phân định thẩm quyền, việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa các cấp chính quyền địa phương.
Quy định rõ việc phân cấp, phân quyền giữa các cấp chính quyền địa phương. Ảnh minh họa |
Theo định hướng đó, trong mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương và chính quyền cấp tỉnh; giữa chính quyền cấp tỉnh với cấp huyện, cấp xã cần nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của từng cấp chính quyền trong phạm vi được phân cấp, nhằm phát huy mạnh mẽ hơn tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý điều hành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn trên cơ sở bảo dảm sự quản lý thống nhất của Trung ương.
Bên cạnh việc xác định những nội dung phân cấp giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương (cấp tỉnh), việc tiến hành phân quyền, phân cấp giữa các cấp chính quyền địa phương gắn với xác định rõ hơn, cụ thể hơn nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cấp chính quyền địa phương theo hướng tăng cường phân cấp cho cơ sở, cho cấp dưới cũng cần được xác định và thực hiện theo các nguyên tắc đã được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019.
Chính quyền thành phố trực thuộc Trung ương cần tiếp tục thực hiện điều chỉnh việc phân công, phân cấp trong các lĩnh vực trọng tâm như quản lý cán bộ, công chức, đất đai, tài nguyên, đầu tư xây dựng cơ bản… phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương và hướng tới việc tháo gỡ các khó khăn, giảm nhẹ công việc cho các cơ quan cấp tỉnh, giải quyết công việc nhanh hơn, sát với tình hình thực tế đối với chính quyền cấp huyện, cấp xã, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương, khai thác các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đồng thời cần quy định xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở đô thị tăng cường quản lý theo ngành, lĩnh vực. Quận, phường chủ yếu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của chính quyền cấp trên (phân biệt với chính quyền ở nông thôn chủ yếu quản lý theo lãnh thổ).
Đổi mới quản lý công chức, công vụ tại cơ quan hành chính Nhà nước ở các đô thị
Việc đổi mới tổ chức chính quyền địa phương tại các đô thị theo hướng chính quyền địa phương là Ủy ban nhân dân như quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội nêu trên cần thiết phải có định hướng, giải pháp đổi mới quản lý công chức, công vụ:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp dưới do Chủ tịch UBND cấp trên quyết định điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển…
Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND nơi không tổ chức HĐND là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Công chức làm việc tại UBND phường thuộc biên chế của UBND quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức phường theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức từ cấp huyện trở lên. Tiến tới sự đồng nhất chế độ công vụ của các công chức tại các đô thị.
Trong thời gian tới, tiếp tục tiến trình cải cách nền hành chính địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, sau khi Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật sửa đổi, bổ sung cùng với việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM có hiệu quả;
Cần xây dựng luật mới về chính quyền địa phương trong đó có sự phân định rõ về tổ chức chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong bối cảnh mới.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại