Quy định mới về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Hỏi: Tôi được biết, Chính phủ có quy định mới về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Xin quý báo cho biết chi tiết quy định này?
(Phạm Hải Nam, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Trả lời: Về câu hỏi của bạn, xin trả lời như sau: Ngày 8- 11-2021, Chính phủ ban hành Nghị định số Số: 97/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23-2-2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Theo đó, Điều 7a nêu về Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc như sau:
1. DN bảo hiểm phải cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do DN bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của DN bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
b) Thuộc danh mục cơ sở (nêu rõ thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nào theo quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy);
c) Địa chỉ tài sản được bảo hiểm;
d) Tài sản được bảo hiểm;
đ) Số tiền bảo hiểm;
e) Mức khấu trừ bảo hiểm;
g) Thời hạn bảo hiểm;
h) Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm;
i) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của DN bảo hiểm;
k) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, DN bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 10 như sau:
“3. Nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy được sử dụng như sau:
a) Hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Chi cho nội dung này không vượt quá 65% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các DN bảo hiểm trong năm tài chính.
b) Hỗ trợ tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy, chữa cháy và bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Chi cho nội dung này không vượt quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các DN bảo hiểm trong năm tài chính.
c) Hỗ trợ lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong các hoạt động sau: Điều tra nguyên nhân vụ cháy; bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; giám sát việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Chi cho nội dung này không vượt quá 15% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các DN bảo hiểm trong năm tài chính.
d) Hỗ trợ khen thưởng thành tích của tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia, phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Chi cho nội dung này không vượt quá 5% số tiền thực tế thu được từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của các DN bảo hiểm trong năm tài chính”.
6. Bổ sung khoản 4 sau khoản 3 Điều 12 như sau:
“4. Ghi hạng nguy hiểm cháy, nổ đối với cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B, C, D, E tại Biên bản nghiệm thu hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trên cơ sở xác định hạng nguy hiểm cháy, nổ của cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 như sau:
“1. Lập và gửi các báo cáo đối với bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định sau:
a) Báo cáo nghiệp vụ: DN bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Tài chính báo cáo nghiệp vụ năm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau: Thời gian chốt số liệu tính từ ngày 1-1 đến ngày 31-12 của năm báo cáo. Thời gian gửi báo cáo chậm nhất là ngày 31-3 của năm tài chính kế tiếp.
Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính (khi hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Tài chính được vận hành).
b) Báo cáo tình hình thu, nộp từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy: DN bảo hiểm phải lập và gửi Bộ Công an báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:
Thời gian chốt số liệu: Báo cáo 6 tháng đầu năm (tính từ ngày 1-1 đến ngày 30-6 của năm báo cáo); báo cáo năm (tính từ ngày 1-1 đến ngày 31-12 của năm báo cáo).
Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm (chậm nhất là ngày 31-7 hàng năm); báo cáo năm (chậm nhất là ngày 31-1 của năm tài chính kế tiếp). Phương thức gửi báo cáo: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Công an (Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).
c) Ngoài các báo cáo theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, DN bảo hiểm có trách nhiệm lập và gửi báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính trong các trường hợp sau: Báo cáo theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; báo cáo tổng kết, đánh giá để xây dựng cơ chế, chính sách; báo cáo khi có thông tin về việc vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc và các báo cáo đột xuất khác để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường”.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại