Quận Ba Đình: Lan toả kiến thức pháp luật đên cán bộ và Nhân dân
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTrung tá, PGS. TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh đã đề cập đến vấn nạn bạo lực học đường, một vấn nạn vô cùng nhức nhối trong những năm gần đây tại Hội nghị . Ảnh: Khánh Phong |
Nâng cao kiến thức về phòng chống bạo lực học đường
Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên các trường học về pháp luật, trang bị kỹ năng phòng chống bạo lực hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; Thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, chiều ngày 10/4/2024 vừa qua, Phòng GDĐT quận Ba Đình phối hợp cùng Công an quận Ba Đình tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục, chia sẻ kiến thức về phòng chống bạo lực học đường.
Báo cáo viên của Hội nghị là Trung tá, PGS. TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh - Giảng viên Khoa Cảnh sát hình sự - Học viện Cảnh sát Nhân dân.
Phát biểu khai mạc, Trung tá Phạm Trung Tuyến, Phó trưởng Công an quận Ba Đình cho biết: Tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật trong thời gian gần đây vô cùng nhức nhối và sự cần thiết của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong thanh thiếu niên, học sinh.
Dưới sự dẫn dắt của Báo cáo viên - Trung tá, PGS. TS Nguyễn Thị Thúy Hạnh - Giảng viên Khoa Cảnh sát hình sự, Học viện Cảnh sát Nhân dân cùng những tình huống tiểu phẩm giả định, Hội nghị đã đề cập đến vấn nạn bạo lực học đường, một vấn nạn vô cùng nhức nhối trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, xu hướng bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng dưới nhiều dạng như: Bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực ngôn từ, bạo lực vật chất…
Đặc biệt, với sự phát triển của CNTT, bạo lực học đường đã không chỉ còn là vấn đề tại trường học và xảy ra trong tầm kiểm soát của nhà trường, mà đã biến chuyển thành bạo lực mạng - với không gian mạng xã hội rộng lớn mà nhà trường và gia đình không thể kiểm soát hoàn toàn.
Hội nghị cũng đã phân tích nguyên nhân của tình trạng gia tăng vấn nạn bạo lực học đường nói chung, bạo lực mạng nói riêng. Nguyên nhân chủ quan đến từ sự phát triển tâm sinh lý của trẻ vị thành niên – đặc biệt là lứa tuổi 12-18 tuổi – lứa tuổi có sự thay đổi lớn nhất về tâm sinh lý.
Trung tá Thuý Hạnh khẳng định, đây là độ tuổi đặc biệt có những nhu cầu về mong muốn khẳng định bản thân, mong muốn kết bạn để được lắng nghe… Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan đến từ sự lơ là của gia đình, xã hội… cũng làm gia tăng tỷ lệ các vụ việc bạo lực học đường nổ ra mà không được can thiệp kịp thời.
Tại Hội nghị, Báo cáo viên cũng nêu lên những nguy cơ về thuốc lá điện tử đang len lỏi trong giới trẻ, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe thể chất, tinh thần của người dùng và ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh, an toàn xã hội. Muốn phòng chống bạo lực học đường và các hành vi sai lệch của một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, rất cần sự chung tay góp sức của nhiều lực lượng, từ gia đình, nhà trường, các thầy cô giáo đến toàn thể cộng đồng.
Ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình nhấn mạnh, Hội nghị đã mang đến những kiến thức pháp luật bổ ích và thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về Pháp luật và kĩ năng phòng chống bạo lực học đường cho cán bộ, giáo viên, từ đó góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
Chú trọng đưa pháp luật đến với Nhân dân
Một buổi trợ giúp pháp lý miễn phí cho các nhóm đối tượng trên địa bàn phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình. Ảnh: Khánh Phong |
Theo báo cáo của Phòng Tư pháp quận Ba Đình, công tác PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, thông qua PBGDPL để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân, giảm bớt các khiếu kiện, khiếu nại, thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Thời gian qua, quận Ba Đình đã triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, giúp nhân dân hiểu các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qua đó góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh trật tự trên địa bàn, đưa pháp luật đến với người dân.
Ông Phùng Việt Dũng – Phó Trưởng phòng Tư pháp quận Ba Đình cho biết, trong năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, công tác tư pháp trên địa bàn quận đã được tổ chức thực hiện theo đúng chỉ đạo của Quận ủy, UBND quận hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch đề ra, nhiều mặt công tác đạt chất lượng, hiệu quả cao. Các nhiệm vụ trọng tâm được tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, việc điều hành tiếp tục được đổi mới theo hướng sâu sát, cụ thể, toàn diện và kịp thời được Sở Tư pháp, Quận ủy, UBND quận đánh giá cao.
“Các đơn vị và công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác, năng động trong công việc, thường xuyên đi sâu, đi sát, cụ thể hoá công việc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở, chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương, quy chế làm việc của cơ quan” - ông Phùng Việt Dũng nhấn mạnh.
Theo ông Phùng Việt Dũng, để đạt được kết quả trên, Phòng Tư pháp quận Ba Đình đã bám sát chương trình công tác của UBND TP Hà Nội, sự lãnh đạo của Quận ủy Ba Đình, qua đó Phòng Tư pháp đã tham mưu UBND quận đã xây dựng các chương trình, kế hoạch chi tiết, sát với thực tiễn. Tham mưu UBND quận ban hành kịp thời các Kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp thống nhất trên địa bàn quận.
Theo đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên và Nhân dân tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật; tích cực tham gia đấu tranh, phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật: tuyên truyền, phổ biến tập trung vào các quy định của pháp luật về kỷ cương hành chính, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan, hủ tục, đánh bạc...); phòng cháy, chữa cháy; pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về quản lý, sử dụng pháo; sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; an ninh thông tin, an toàn mạng; an toàn, vệ sinh thực phẩm; vệ sinh môi trường; bảo vệ di sản văn hóa, quản lý đối với các hoạt động văn hóa, dịch vụ, giải trí, vui chơi dịp Tết; quy tắc ứng xử nơi công cộng, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Nâng cao nhận thức pháp luật cho đoàn viên, đội viên và thanh thiếu nhi | |
Đồng hành, nâng cao nhận thức pháp luật của phụ nữ | |
Nâng cao nhận thức pháp luật của người dân tộc thiểu số ở xã vùng xa |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại