Phát triển vận tải hành khách công cộng xứng tầm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHạn chế xe máy là một quyết sách lớn và hết sức cần thiết. Ảnh: Khánh Huy |
Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông
Xe máy là phương tiện chủ đạo và phát triền nhanh trong vận tải đô thị với nhiều ưu điểm như: Có mức giá vừa phải, cơ động, thích ứng với các loại đường... Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kết cấu hạ tầng không theo kịp và vận tải hành khách công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu, nên xe máy luôn là lựa chọn hàng đầu của người dân khi di chuyển trong TP.
Tuy nhiên, số lượng xe máy quá lớn lại là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các đô thị. Vì thế, hạn chế xe máy là một quyết sách lớn và hết sức cần thiết thời điểm hiện nay.
Song khi xe máy vẫn đang là phương tiện chủ đạo, thì việc hạn chế rõ ràng không đơn giản. Để thực hiện được lộ trình cần lên được phương án, kế hoạch tổng thể, chi tiết tới mức tối đa.
Trong đó, phải đánh giá được lưu lượng, số lượng, chất lượng xe máy, cũng như đánh giá được chính xác năng lực của hệ thống vận tải hành khách công cộng; phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hẳn hoạt động xe máy trên một số địa bàn.
Một trong những công việc cũng rất quan trọng là thiết lập bãi xe, nhà xe ngoài vùng hạn chế để người dân gửi xe. Tối ưu nhất, đoạn đường từ nơi người dân gửi xe của mình đến nơi có phương tiện công cộng nên chỉ khoảng 300 - 500m. Có như vậy, người dân mới có thể dễ dàng đi bộ được.
Tại TP HCM và Hà Nội, việc hạn chế phải có lộ trình, không thể một lúc hạn chế ngay trên diện rộng. Trước hết bằng việc tuyên truyền lộ trình dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn.
Tiếp đó cần điều tra, rà soát, thống kê số lượng xe máy đã qua sử dụng, đề xuất các biện pháp xử lý đối với các xe không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường. Sau đó, tiến hành dừng hoạt động của xe máy theo giờ, theo ngày tại một số tuyến trục chính, một số quận trước khi dừng hẳn hoạt động.
Song song với hạn chế xe máy vẫn cần rất nhiều các giải pháp tổng thể, như phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, xây các bãi đỗ xe, tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông…
Một khi vận tải hành khách công cộng phát triển xứng tầm thì khi đó cấm phương tiện mới phù hợp. Trong đó, đầu tiên phải triển khai đưa vào hoạt động các tuyến đường sắt đô thị và các tuyến BRT phù hợp với điều kiện hạ tầng, kết nối với nhau. Mở rộng phát triển phương tiện xe buýt với sức chứa khác nhau (xe buýt sức chứa nhỏ, xe buýt 2 tầng...) phù hợp với điều kiện hạ tầng các khu vực, các tuyến đường có mặt cắt khác nhau.
Bên cạnh đó, phát triển hợp lý các loại hình khác như xe hợp đồng, xe trung chuyển, xe đạp công cộng, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ... nhằm hỗ trợ vận tải khối lượng lớn, hình thành mô hình vận tải hành khách công cộng đô thị đồng bộ, liên hoàn.
Với mạng lưới xe buýt hiện nay, cũng cần rà soát, sắp xếp điều chỉnh tối ưu về tần suất, lộ trình, tăng cường kết nối đến các khu đô thị lớn, các khu công nghiệp, các khu dân cư tập trung đông. Trong đó, đảm bảo cự ly tiếp cận hợp lý (dưới 500m) để tạo thuận lợi cho người dân.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các đặc điểm quản lý, chính sách quản lý phương tiện giao thông tại các TP trên thế giới, có thể rút ra khá nhiều kinh nghiệm phù hợp với Việt Nam.
Về quản lý số lượng phương tiện, có thể quy định hạn mức đăng ký mới, đấu giá biển số, thực hiện thu phí ùn tắc giao thông, phí ra vào khu vực trung tâm, phí đỗ xe lũy tiến; có lộ trình cấm xe máy hoạt động theo giờ, theo ngày trên các tuyến, khu vực...
Ngoài ra, có thể học hỏi cách thức phát triển hệ thống xe đạp công cộng và tổ chức giao thông (làn dành riêng, tuyến phố xe đạp); sử dụng xe buýt sức chứa nhỏ, có thể di chuyển ở những tuyến đường hẹp…
Hà Nội đã có lộ trình thực hiện
Trước đó, phiên họp HĐND TP Hà Nội hồi đầu tháng 7/2017 đã thông qua đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Với đề án này, xe máy sẽ dừng hoạt động ở các quận nội thành năm 2030.
Theo thống kê, tính đến hết năm 2021, trên địa bàn Hà Nội có hơn 5,6 triệu xe máy, gần 2 triệu phương tiện vãng lai (cả ô tô và xe máy).
Cuối năm 2021, TP đưa ra đề xuất hạn chế xe máy từ Vành đai 3 kết hợp với QL5 kéo dài, giai đoạn 2026 - 2030. Như vậy, mục tiêu của TP sớm thực hiện lộ trình cấm xe máy ở nội đô trước năm 2030.
Ông Vũ Văn Viện, GĐ Sở GTVT Hà Nội cho biết, TP đã thông qua Nghị quyết số 04/2017 về đề án quản lý phương tiện giao thông và góp phần giảm ô nhiễm môi trường đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Nghị quyết nêu nhiều giải pháp, trong đó có việc thu phí các phương tiện giao thông đường bộ và nội đô. Đến nay, Chủ tịch UBND TP đã có văn bản xin ý kiến và đã được Thủ tướng đồng ý chủ trương, giao lập đề án để trình Thủ tướng báo cáo trình Quốc hội bổ sung việc thu phí vào luật.
“Có thực tế là, nếu vận tải hành khách công cộng phát triển, đem lại tiện lợi thì chẳng người dân nào muốn sử dụng phương tiện cá nhân. Còn khi chưa đáp ứng được mà vẫn hạn chế sẽ là khiên cưỡng”, ông Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT) nhấn mạnh. |
TP.HCM sẽ hạn chế xe máy theo lộ trình | |
Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy theo giờ trên 6 tuyến phố | |
Hạn chế xe máy theo giờ và theo ngày trong tuần đối với một số khu vực, tuyến đường |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại