Chủ nhật 21/07/2024 15:17
Hà Nội

Phát huy kinh doanh thương mại điện tử và an toàn thực phẩm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thương mại điện tử (TMĐT) hiện là xu hướng mua sắm mới của người tiêu dùng tại các đô thị lớn của người Hà Nội. Vì thế những đòi hỏi nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, chất lượng các loại nông sản, thực phẩm được đưa vào hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại được rất nhiều người tiêu dùng Hà Nội tin tưởng chọn lựa là nơi mua bán sản phẩm an toàn, uy tín đang được đặt ra.
Phát huy kinh doanh thương mại điện tử và an toàn thực phẩm
Các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử, các trang mạng xã hội để kinh doanh hàng hóa vi phạm Ảnh minh họa

Đề xuất một số giải pháp quản lý an toàn thực phẩm

Hiện nay, tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng công khai trên nền tảng TMĐT ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa đến xã hội, đến niềm tin của người tiêu dùng. Những vi phạm trong lĩnh vực TMĐT cũng có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ. Các đối tượng lợi dụng TMĐT, các trang mạng xã hội để kinh doanh hàng hóa vi phạm.

Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Quản lý hoạt động TMĐT - Cục TMĐT và Kinh tế số, cho biết: “Trong 6 tháng đầu năm 2024, cơ quan yêu cầu các sàn giao dịch TMĐT rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm là thực phẩm bổ sung Sure Asia Gold do Công ty TNHH Nuôi dưỡng lòng biết ơn quốc tế Asia sản xuất. Ngoài ra, cơ quan này đã yêu cầu nhiều sàn giao dịch TMĐT, website TMĐT bán hàng phối hợp, rà soát các sản phẩm đông y không rõ nguồn và mỹ phẩm được phân phối bởi Công ty cổ phần tập đoàn quốc tế STBE và Công ty TNHH thương mại quốc tế KARITA như Melasma TCA (serum phân giải sắc tố), Repair Factor Enyzm Peptide (siêu phục hồi – làm dịu da tổn thương), Nano Detox (tinh chất đào thải sắc tố da)”...

Để kiểm soát tình trạng này, Cục TMĐT và Kinh tế số đề xuất Bộ Y tế cần sớm hoàn thiện hệ thống và cập nhật cơ sở dữ liệu Quốc gia, đồng thời cho phép các đơn vị liên quan trong công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm được kết nối, khai thác và sử dụng dữ liệu, tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trên không gian mạng. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cơ sở dữ liệu về thương mại điện tử tại hệ thống Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử sẵn sàng cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các đơn vị liên quan như thuế, công an thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.

Ông Dương Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng: “Từ nay đến cuối năm cần tập trung kiểm tra, kiểm soát các nhóm, mặt hàng cấm, hàng lậu, hàng giả mạo, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng. Giám sát, nắm bắt thông tin, truy tìm đường dây, ổ nhóm, kho bãi tập kết hàng hóa, để chào hàng, bán online, livestream qua mạng xã hội. Các đầu mối vận chuyển hàng hóa qua các bưu cục, điểm trung chuyển hàng hóa, để xác định nguồn gốc cung cấp, chào bán”.

Vai trò của HTX trong sản xuất an toàn thực phẩm

Theo số liệu Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội, ông Hà Tiến Nghi, Phó Chi cục trưởng cho biết: “Sản lượng 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 950 nghìn tấn lúa, 20 nghìn ha rau, củ; hơn 1 triệu tấn lương thực; đàn lợn 1,4 triệu con, đàn gia cầm đạt 40 triệu con (đứng đầu cả nước)...

Hiện trên địa bàn TP có 13.739 cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, trong đó có 1.609 DN sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản. Đã xây dựng phát triển 159 chuỗi sản xuất, chế biến, cung ứng sản phẩm an toàn. Nhiều chuỗi được tổ chức khép kín từ khâu sản xuất đến khâu phân phối tiêu thụ sản phẩm, tạo ra các thương hiệu sản phẩm mạnh trên thị trường như: HTX Hoàng Long, thịt lợn Oganic Green, trứng gà Công ty CP Tiên Viên, nấm công ty Kinoko Thanh Cao,… Qua đó góp phần cung ứng nguồn lương thực, thực phẩm bảo đảm an toàn, rõ truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho người tiêu dùng Thủ đô.

Đặc biệt, Đông Xuân được quy hoạch là xã phát triển các điểm du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, xã có nhiều điểm du lịch nghỉ dưỡng. Vì vậy các sản phẩm nông sản của địa phương được tiêu thụ chính phục vụ khách du lịch. Đồng thời là địa chỉ tin cậy để cung cấp các mặt hàng nông sản, thực phẩm cho các homestay, khách du lịch, và nhu cầu của người dân tại địa phương.

Bà Nguyễn Thị Lợi, HTX nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân, huyện Quốc Oai cho biết: “HTX hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm sạch từ thịt gà, thịt lợn, rau củ quả… gắn với dịch vụ du lịch sinh thái trải nghiệm bản địa. Các HTX cần có nhiều cơ hội liên kết với nhau để tăng cường công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường; xây dựng chiến lược sản phẩm; liên kết với các trang thương mại điện tử có uy tín để quảng bá, tiến hành hình thức phân phối sản phẩm Ngoài ra, cần lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu sản phẩm, tạo bản sắc thương hiệu cho sản phẩm địa phương”.

Theo ông Dương Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, qua tổng kết công tác kiểm tra, xử lý vi phạm 6 tháng đầu năm, trên địa bàn TP Hà Nội, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn cũng gặp một số khó khăn khi các thủ đoạn làm giả và xâm phạm quyền đối với các nhãn hiệu hàng hóa ngày càng tinh vi hơn.
Hà Nội xử phạt 19 cơ sở y dược, thực phẩm 269 triệu đồng
Hà Nội xử phạt 10 cơ sở vi phạm hành chính trong lĩnh vực dược và an toàn thực phẩm
Nguyễn Vũ - Hải Anh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động