Thứ sáu 22/11/2024 13:22
Hà Nội:

Phấn đấu năm 2024, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ hồi phục và tăng trưởng 6-8%/năm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo Kế hoạch số 43/KH-UBND vừa được UBND TP Hà Nội ban hành ngày 31/1, TP phấn đấu năm 2024, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ hồi phục và tăng trưởng 6-8%/năm.
tại hội chợ Hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2023. Ảnh: VGP/Bích Phương
Một gian hàng tại hội chợ Hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2023. Ảnh: Bích Phương

Cùng với đó, phấn đấu tạo ra 650-800 mẫu thiết kế mới phục vụ thị trường trong và ngoài nước; hỗ trợ 600-650 lượt doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế; hỗ trợ 10-15 cơ sở đầu tư thiết bị mới tiên tiến hiện đại vào sản xuất; khoảng 2.000 - 2.500 học viên là lãnh đạo, quản lý của cơ sở công nghiệp nông thôn được nâng cao năng lực quản lý.

Để thực hiện các mục tiêu trên, kế hoạch đề ra 5 nhóm nội dung triển khai gồm: Nâng cao năng lực quản lý cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Phát triển sản phẩm mới; Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động khuyến công trên địa bàn TP.

UBND TP giao Sở Công Thương chủ trì, tổ chức, hướng dẫn, triển khai thực hiện Kế hoạch Khuyến công năm 2024 theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, không trùng lặp, đúng mục tiêu, kết quả đề ra. Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND TP kết quả thực hiện.

UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ Kế hoạch khuyến công TP năm 2024, xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch khuyến công tại địa phương. Phối hợp Sở Công Thương trong khảo sát, thẩm tra, lựa chọn các doanh nghiệp, cơ sở đủ điều kiện để thực hiện hỗ trợ kinh phí khuyến công TP năm 2024. Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các nội dung, hoạt động khuyến công đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả và quy định của pháp luật.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, các nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đã và đang phát huy những giá trị truyền thống to lớn, tạo dựng bản sắc văn hóa riêng của Thăng Long – Hà Nội, giải quyết nhiều việc làm cho lao động ngoại thành, góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Tuy nhiên, theo đánh giá hiện nay, nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường, chưa có tính cạnh tranh nổi trội so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines...

Một trong các nguyên nhân chính là việc mẫu mã sản phẩm chậm đổi mới; một số sản phẩm thiết kế mới thiếu tính sáng tạo, làm theo các khuôn mẫu có sẵn trên thị trường hoặc làm theo mẫu do khách hàng đặt; ý tưởng thiết kế chưa xuất pháp từ nhu cầu của từng thị trường.

Hà Nội: Tích cực đưa sản phẩm làng nghề đến với Nhân dân Thủ đô Hà Nội: Tích cực đưa sản phẩm làng nghề đến với Nhân dân Thủ đô
Triển lãm OCOP làng nghề 2023 huyện Ứng Hoà chào mừng huyện đạt chuẩn Nông thôn mới Triển lãm OCOP làng nghề 2023 huyện Ứng Hoà chào mừng huyện đạt chuẩn Nông thôn mới
Tuyết Nhi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động