Thứ sáu 22/11/2024 03:36

Hà Nội: Tích cực đưa sản phẩm làng nghề đến với Nhân dân Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cho biết, triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ) 2023 là nơi làng nghề giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan đến với người dân Thủ đô.
ảnh: Triển lãm sẽ diễn ra từ nay đến hết ngày 9/12 tại tại Sân đình thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Ảnh: T.Linh
Triển lãm sẽ diễn ra từ nay đến hết ngày 9/12 tại tại sân đình thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ. Ảnh: T.Linh

Tối 7/12, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ tổ chức khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ) 2023.

Theo Ban tổ chức, triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ 2023 là sự kiện đầu tiên trong chuỗi các sự kiện để quảng bá, giao thương kết nối các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch thuộc Kế hoạch Phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã trên địa bàn TP Hà Nội năm 2023.

Triển lãm có quy mô trên 2.000m2 thu hút hơn 30 doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm mây tre đan, sản phẩm nông nghiệp của các nghệ nhân và làng nghề huyện Chương Mỹ.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cho biết, triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề xã Phú Nghĩa (Chương Mỹ) 2023 là nơi làng nghề giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan đến với người dân Thủ đô.

Đồng thời, doanh nghiệp, làng nghề có thêm cơ hội tiếp cận, kết nối hoạt động thiết kế những mẫu sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Ngoài ra, triển lãm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề với hoạt động du lịch.

“Triển lãm tạo tiền đề để xây dựng và hình thành sàn giao dịch các thiết kế, mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo trên địa bàn TP Hà Nội, phục vụ cho phát triển ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và Chương trình OCOP Hà Nội nói riêng. Tạo môi trường cung cấp thông tin trao đổi, tư vấn hiệu quả về thiết kế mẫu sản phẩm giữa các nhà thiết kế với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ" - ông Nguyễn Đình Thắng cho hay.

Theo UBND huyện Chương Mỹ, hiện trên địa bàn huyện có 1 khu công nghiệp, 6 cụm công nghiệp thu hút 202 doanh nghiệp, trong đó có 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho trên 20.000 lao động.

Ngoài ra, huyện Chương Mỹ có 584 doanh nghiệp công nghiệp và trên 8.000 cơ sở sản xuất. Trong thời gian qua tăng trưởng kinh tế của địa phương huyện đạt trên 11%, riêng trong giai đoạn 2021 - 2023, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng từ 18 - 21%/năm, dự kiến năm 2023 đạt 12.670 tỷ đồng.

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ có 175/206 làng có nghề, trong đó có 35 làng nghề được UBND TP Hà Nội công nhận là làng nghề truyền thống, với các ngành nghề, mộc, điêu khắc đá, thêu ren… Đặc biệt ngành mây tre đan chiếm tới 27/35 làng được công nhận làng nghề truyền thống.

Hà Nội tổ chức 2 hội chợ giới thiệu sản phẩm làng nghề và OCOP
“Góp phần vào việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống”
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động