Thứ sáu 22/11/2024 10:33

Nợ thuế đất chiếm hơn 50% tổng nợ hàng năm tại Hà Nội: cần xử lý triệt để

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo báo cáo của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Hà Nội, về việc quản lý thu các khoản tiền thuế nợ trên địa bàn TP đoạn 2021-2023, nợ tiền thuế liên quan tới đất chiếm trên 50% tổng nợ hàng năm…
Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, một số dự án có mức nợ cao đáng chú ý như Hòa Bình Green City (505 Minh Khai) nợ tiền sử dụng đất 193,6 tỉ đồng ẢNH: NGÔ SƠN
Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, một số dự án có mức nợ cao đáng chú ý như Hòa Bình Green City (505 Minh Khai) nợ tiền sử dụng đất 193,6 tỉ đồng . Ảnh: Ngô Sơn

Nợ liên quan đến đất có giá trị lớn

Số nợ năm 2021 là 11.838 tỷ đồng, chiếm 55,95% tổng nợ; năm 2022 là 13.545 tỷ đồng, chiếm 57,82% tổng nợ; năm 2023 là 15.466 tỷ đồng, chiếm 53,71% tổng nợ.

Nợ nghĩa vụ tài chính về đất của một số đơn vị lớn nhưng không có khả năng thực hiện nộp nợ như: Khu liên hiệp thể thao quốc gia nợ 895 tỷ đổng, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (173,3 tỷ đồng), Tổng công ty đường sắt Việt Nam (484 tỷ đồng), Công ty Á Châu (617 tỷ đồng)… Cùng với đó, 24 dự án được giao đất thu tiền sử dụng đất còn nợ khoảng 2.800 tỷ đồng tiền thuế đất.

Liên quan đến một số khoản nợ thuế lớn, trong danh sách còn có trường hợp của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Việt, đại diện liên danh chủ đầu tư tại dự án khu đô thị mới Phú Lương; Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng WTO tại dự án khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch; Công ty cố phần đầu tư phát triển 18 tại dự án khu nhà chung cư cao tầng và nhà ở cán bộ công nhân các khu công nghiệp; Công ty TNHH Bất động sản Thạch Bàn LAKESIDE tại dự án khu nhà ở Thạch Bàn Lakeside…

Cùng với đó, còn các khoản nợ chờ xử lý liên quan đến nghĩa vụ tài chính về đất đến thời điểm 31/12/2023 là 4.025 tỷ đồng, chiếm 26% tổng số tiền thuế nợ.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Hà Nội nhận định, việc xử lý các khoản nợ chờ đặc biệt quan trọng trong mục tiêu giảm tổng nợ của toàn TP, nợ chờ xử lý còn lại hiện nay chủ yếu là các khoản nợ có vướng mắc liên quan đến nghĩa vụ tài chính về đất do các sở, ban, ngành đầu mối xử lý, nhiều trường hợp đã kéo dài nhiều năm, chưa xử lý dứt điểm.

Nhiều chủ đầu tư chậm triển khai dự án, không có khả năng tiếp tục thực hiện dự án. Tuy nhiên, chính sách thu hồi đất đang có vướng mắc đối với số tiền chủ đầu tư đã đầu tư một phần vào dự án, dẫn đến công tác thu hồi đất khó triển khai. Cùng với đó, đối với nguyên nhân chủ quan, công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và các sở, ngành, UBND các quận, huyện thị xã trong công tác xác định, quản lý số thuế nợ và đôn đốc thu hồi nợ có lúc còn chưa quyết liệt, chưa chủ động.

Mặt khác, hoạt động đôn đốc DN nợ tiền đất, chây ỳ chưa có giải pháp phù hợp để có hiệu quả đột phá do nhiều DN mất khả năng thanh toán, đến nay, có cả những công ty không hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với DN không hiệu quả.

Kiên quyết xử thu hồi dự án, thu hồi quyết định giao đất

Do đó, Ban Kinh tế - Ngân sách kiến nghị UBND TP, Ban chỉ đạo đôn đốc thu hồi nợ đọng tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trên địa bàn TP Hà Nội cần tăng tường công tác lãnh đạo chỉ đạo Cục Thuế TP Hà Nội, các Sở, ban ngành TP, UBND quận huyện thị xã trong công tác thu hồi nợ đọng trên địa bàn TP;

Chỉ đạo sở, ban ngành phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế Hà Nội đôn đốc thu nợ thuế, phí; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp cố tình vi phạm, chây ỳ không nộp thuế, phí. Tiếp tục rà soát các dự án có vướng mắc về nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất, khẩn trương giải quyết theo thẩm quyền. Đồng thời, tập trung hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, có doanh thu để nộp thuế.

Cùng với đó, chỉ đạo các ngành tăng cường công tác phối hợp với Cục Thuế Hà Nội trong việc kịp thời xác định số nợ thuế (nhất là xác định số phải thu liên quan đến đất đai) và đôn đốc thu nợ thuế, phí; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp cố tình vi phạm, chây ỳ không nộp thuế, phí. Rà soát có chế tài xử lý các trường hợp cố tình sử dụng đất sai mục đích, chậm triển khai thực hiện, cố tình chây ỳ thực hiện nghĩa vụ tài chính với Ngân sách nhà nước.

Trường hợp nhà đầu tư không có khả năng tài chính tiếp tục triển khai dự án thì kiên quyết xử thu hồi dự án, thu hồi quyết định giao đất, cho thuê đất để chuyển mục đích sử dụng sang đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư có năng lực thực hiện dự án để không lãng phí nguồn lực đất đai, thất thu ngân sách.

Trước đó, Thanh tra Bộ Tài chính cũng dẫn số liệu báo cáo của Cục thuế TP Hà Nội cho biết, tính đến ngày 31/12/2023, tổng số nợ thuế trên địa bàn là 23.424 tỉ đồng, chiếm 7,7% tổng số thực thu vào ngân sách Nhà nước năm 2022.

Trong đó, nợ thuế, phí gần 5.800 tỉ đồng; nợ tiền sử dụng đất, tiền thuế đất là hơn 7.935 tỉ đồng; nợ tiền phạt, chậm nộp là gần 9.700 tỉ đồng; các khoản nợ khác hơn 10,2 tỉ đồng.

Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, một số dự án có mức nợ cao đáng chú ý như Hòa Bình Green City (505 Minh Khai) nợ tiền sử dụng đất 193,6 tỉ đồng, khu đô thị mới Phú Lương nợ 200 tỉ đồng (chưa gồm phí chậm nộp), dự án đầu tư xây dựng khu thương mại - dịch vụ - nhà ở 1/5 (thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh) nợ 19,8 tỉ đồng.

Hà Nội: Công bố danh sách hơn 2.000 tổ chức, cá nhân nợ tiền thuế Hà Nội: Công bố danh sách hơn 2.000 tổ chức, cá nhân nợ tiền thuế
Bộ Tài chính lên tiếng về quy định cấm xuất cảnh do nợ thuế Bộ Tài chính lên tiếng về quy định cấm xuất cảnh do nợ thuế
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động