Những giá trị nhân văn của vở kịch "Trái tim người Hà Nội"
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHai diễn viên chính Tiến Lộc - Thùy Dương |
Tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” được xuất bản năm 1990 với tên "Thân phận của tình yêu". Một năm sau, cuốn sách tái bản với tiêu đề của chính tác giả: "Nỗi buồn chiến tranh". Đây được coi là tiểu thuyết “vượt lên thời gian, không gian và có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ”, mang lại những giá trị nhân văn sâu sắc trong thúc đẩy hòa bình ở châu Á, đồng thời giúp chúng ta hiểu được giá trị của hòa bình và căm ghét chiến tranh.
Vở kịch “Trái tim người Hà Nội” là hành trình tìm lại quá khứ, tìm lại cuộc sống của Kiên – một người lính trở về từ cuộc chiến tranh tàn khốc. Đó là tuổi trẻ, là thanh xuân, là niềm vui, nỗi buồn, là những khát vọng, hoài bão và cả những mất mát, hy sinh mà Kiên cũng như đồng đội của anh đã đi qua trong bom đạn.
Chiến tranh lùi xa, người lính ấy trở về mang theo trái tim và tâm hồn không còn xuân trẻ nữa. Tất cả chỉ còn là miền ký ức, là hành trình trôi ngược: không gian, thời gian, sự đổ nát, chắp vá, vỡ vụn rồi sụp đổ,...
Chiến tranh đã qua đi nhưng dư âm của nó thì luôn có sức hủy diệt và tàn phá tâm tưởng, những điều đã qua, đã mất nhưng vẫn còn sống mãi và tiếp diễn trong mỗi giây, mỗi phút, mỗi ngày của Kiên. Đó là sự đấu tranh, day dứt, dằn vặt, là sự giằng xé tâm can bởi cái chết, tình yêu, những lựa chọn, tiếc nuối và cả những lỗi lầm mà anh đã để lại trong chiến tranh,...
Những gương mặt quen thuộc của Nhà hát Kịch Hà Nội |
Vở diễn có sự tham gia của dàn nghệ sĩ trẻ tài năng của Nhà hát Kịch Hà Nội như: Tiến Lộc, Thùy Dương, Chí Nhân, Trần Thanh, Hồng Liên, Mạnh Hưng, Huyền Thạch, Hoàng Dương, Thu Hằng, Hồng Thái, Trương Hoàng, Xuân Tùng, Công Đại, Tiến Huy, Minh Quang, Thân Thương,...
Không chỉ là đạo diễn của vở kịch, NSƯT Tiến Minh còn sáng tác một chùm ca khúc về tình yêu, về mùa thu, về Hà Nội dành tặng cho vở diễn.
Vở diễn có sự đầu tư nghiêm túc, chỉn chu đến từng chi tiết của âm thanh, ánh sáng, tiếng động kết hợp với nghệ thuật sắp đặt, bài trí sân khấu mới lạ tạo hiệu ứng thu hút và mãn nhãn người xem. Một không gian của Hà Nội, của mùa thu, của tình yêu, của những nỗi nhớ da diết, của những khắc khoải, nhớ nhung, của những năm tháng không thể nào quên,... đã thực sự đi sâu vào trái tim khán giả.
Vở kịch khắc họa thành công một Hà Nội đầy tình yêu, sức sống và cả những hy sinh trong chiến tranh |
Là một trong những người đầu tiên được thưởng thức vở kịch, nhà văn Bảo Ninh chia sẻ ông rất vui khi được NSND Trung Hiếu mời dự buổi công diễn đầu tiên của "Trái tim người Hà Nội". Vì là tác giả của cuốn tiểu thuyết nên sau khi xem kịch, nhà văn Bảo Ninh nhận thấy những khác biệt giữa vở kịch và cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên, ông tán thành những khác biệt ấy. "Bởi còn gì vô nghĩa, vô ích và chán hơn là thấy ở trên sân khấu sự lặp lại, diễn lại y nguyên hoặc gần như y nguyên một tác phẩm văn học”, nhà văn Bảo Ninh bày tỏ.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cũng dành những lời khen cho vở kịch: “Những câu thơ "Em ơi! Hà Nội phố" của Phan Vũ và những bài hát soạn cho vở diễn vang lên trên sân khấu vừa như khúc chuyển đoạn vừa như khơi gợi cảm xúc cho người xem”.
Trương Hoàng - diễn viên quen thuộc của truyền hình thời gian gần đây cũng góp mặt trong vở kịch |
Hoàng Dương là gương mặt trẻ của Nhà hát Kịch Hà Nội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại