Những đối tượng nào được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhà ở xã hội Rice City Linh Đàm. Ảnh: PA |
Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở. Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Điều 76 Luật Nhà ở năm 2023 quy định rõ các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội bao gồm:
1. Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.
3. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
4. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
5. Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
6. Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.
7. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đang công tác.
8. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
9. Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Luật này, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật này.
10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
11. Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.
12. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.
Sẽ có thêm khoảng 15.000 căn nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng. Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, ngay sau khi Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động như tuyên truyền, phổ biến Luật đến đội ngũ cán bộ chủ chốt và thông qua báo chí phổ biến đến đoàn viên, người lao động, nhằm nâng cao nhận thức, và thống nhất hành động trong các cấp Công đoàn về vấn đề nhà ở trong công nhân. “Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đã xây dựng kế hoạch triển khai dự án xây dựng nhà ở theo giai đoạn đầu tư, dự kiến đến năm 2025. Tổng LĐLĐ sẽ đầu tư xây dựng thêm khoảng 3.000 căn hộ, giai đoạn 2026 - 2030 sẽ xây dựng 10.000 đến 15.000 căn hộ nhà ở xã hội” - ông Ngọ Duy Hiểu cho hay. |
Phát triển nhà ở xã hội: chủ trương quan trọng trong chính sách an sinh xã hội | |
Kỳ vọng nhà ở xã hội bật tăng, giá căn hộ sẽ giảm |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại