Những cách thoát hiểm trong đám cháy…
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTiềm ẩn nhiều nguy cơ
Theo UBND TP, dự đoán trong thời gian tới, tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn trên địa bàn TP tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, ý thức của một bộ phận quần chúng nhân dân về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn còn chủ quan, thiếu cảnh giác.
Theo kế hoạch phòng thủ dân sự về ứng phó thảm hoạ cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn TP thì, Hà Nội có 1.437 công trình cao tầng, gồm các loại hình nhà chung cư, nhà hỗn hợp, trụ sở cơ quan, văn phòng, khách sạn, bệnh viện, trường học. Trong đó có 94 công trình cao trên 100m. Điển hình như: toà nhà Lotte (Ba Đình); toà Keangnam (Nam Từ Liêm), khu đô thị Linh Đàm (Hoàng Mai), khu đô thị Times City (Hai Bà Trung), khu đô thị Royal City (Thanh Xuân).
Đồng thời có 5.311 khu dân cư. 438 khu dân cư trong đó có nguy cơ cháy nổ cao. Ví như: khu dân cư tại các phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Mã, Hàng Bồ, Hàng Hòm… (Hoàn Kiếm); các khu tập thể cũ, quy mô lớn với hàng ngàn hộ dân sinh sống, gồm: Nghĩa Tân (cầu Giấy), Giảng Võ, Thành Công (Ba Đình), Kim Liên, Văn Chương (Đống Đa), Quỳnh Mai (Hai Bà Trưng), Tân Mai (Hoàng Mai).
CA huyện Phú Xuyên diễn tập phòng cháy chữa cháy. Ảnh: CA huyện Phú Xuyên |
Tốc độ đô thị hóa tăng kèm theo đó là nhu cầu sử dụng điện, xăng, dầu, khí đốt, hoá chất ngày càng lớn. Bên cạnh vẫn còn tồn tại nhiều công trình cũ, xuống cấp, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn với mức độ nghiêm trọng, phức tạp, có thể vượt quá khả năng ứng phó của các lực lượng trên địa bàn thành phố. Nguy cơ cháy nổ từ các khu công nghiệp, các vùng sản xuất ngoại thành cũng ở mức cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xảy ra các vụ cháy, trong đó có các nguyên nhân là do sự cố về điện; điều đáng nói là nhận thức về phòng, chống cháy nổ của một bộ phận người dân còn hạn chế, chưa đầu tư trang bị các phương tiện chữa cháy tại chỗ; các hộ gia đình trong quá trình sinh hoạt đã sử dụng một phần của nhà hoặc toàn bộ căn nhà để sản xuất, kinh doanh…
Mỗi hộ gia đình đều phải hình thành thói quen phòng cháy chữa cháy
Nhằm ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến cháy, nổ và giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ gây ra tại các hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ, Công an huyện Phú Xuyên khuyến cáo chủ hộ gia đình và người dân cần thực hiện tốt các nội dung đó là: Bố trí, sắp xếp vật dụng, hàng hóa gọn gàng, không che chắn, cản trở lối thoát nạn, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt tối thiểu 0,5m; nơi chứa, chất hàng nguy hiểm về cháy nổ phải bố trí tách biệt với nơi ở, sinh hoạt; không tích trữ xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy ở trong nhà. Không sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan; Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, ngồn nhiệt. Phải lắp đặt các thiết bị bảo vệ (cầu chì, aptomat …) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn; bố trí riêng biệt hệ thống điện của khu vực sản xuất, kinh doanh và khu vực nhà ở gia đình; tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, trước khi đi ngủ và khi ra khỏi nhà;
Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can trên các tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khóa. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra. Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loiaj khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi để chìa khóa dễ thấy, dễ lấy. Chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn.
Khi phát hiện có cháy, nổ xảy ra hãy bình tĩnh, hô hoán báo động cho mọi người biết để mau chóng di chuyển ra ngoài qua lối thoát nạn an toàn; đồng thời gọi điện báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số máy 114 hoặc số máy Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công an huyện Phú Xuyên SĐT 024. 6293.3114.
Để đảm bảo an toàn phòng cháy, Công an huyện Ba Vì khuyến cáo cá nhân, hộ gia đình: Không sắp xếp hàng hóa, vật dụng dễ cháy gần nguồn lửa, nguồn nhiệt; cẩn trọng khi đun nấu, thắp hương, đốt vàng mã, sạc các thiết bị điện, điện từ; ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng; không tàng trữ cháy, nổ, không làm cản trở lối thoát nạn và có lối thoát nạn dự phòng; lắp đặt thiết bị báo cháy; trang bị phương tiện chữa cháy, thoát nạn như: Bình chữa cháy, búa, xà beng, thang dây, dây hạ chậm, mặt nạ phòng độc...; khi có cháy nổ, sự cố, tai nạn gọi đến số điện thoại 114.
Các cá nhân, hộ gia đình; Không sử dụng nhiều thiết bị công suất lớn vào cùng một ổ cắm; Không câu móc điện tùy tiện; không để hàng hóa vật dụng dễ cháy gần các thiết bị điện sinh nhiệt; thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, thay thế thiết bị điện và mạnh điện hư hỏng; khi sử dụng thiết bị sinh nhiệt như bàn là, bếp điện...phải có người trông coi; ngắt nguồn và các thiết bị điện không sử dụng.
Khi cải tạo, lắp mới các hệ thống điện phải lựa chọn dây dẫn có tiết diện phù hợp với khả năng chịu tải của thiết bị tiêu thụ điện; phải có thiết bị điện tử ngắt khi chập mạch, quá tải.
Khi phát hiện rò rỉ gas: Cảnh báo cho người xung quanh biết; cách ly nguồn lửa, nguồn nhiệt; tuyệt đối không được bật lửa, bật/tắt thiết bị điện; khóa van, nguồn cấp gas; mở các của để thông gió; thông báo cho nhà cung cấp biết để xử lý.
Hình thành thói quen quan sát, chuẩn bị lối thoát nạn để phòng cháy, nổ xảy ra. Khi xảy ra cháy, phải thật bình tĩnh tìm cách xử lý; báo cho mọi người xung quanh biết và tìm cách thoát khỏi đám cháy nhanh nhất; không chú ẩn dưới gầm giường, tủ quần áo, nhà vệ sinh..., không dùng thang máy để thoát hiểm. Mỗi hộ gia đình cần dự phòng cho mình nhiều lối thoát hiểm, đề phòng khi cháy xảy ra.
Mới đây, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 1492/QĐ-TTg ngày 10-9-2021 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 02-KL/TƯ ngày 18-5-2021 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TƯ của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, về nhiệm vụ chung, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả các nội dung, trong đó, tổ chức quán triệt, triển khai sâu rộng, toàn diện nội dung Kết luận số 02-KL/TƯ bằng hình thức phù hợp đến các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Kết luận số 02-KL/TƯ (thời gian hoàn thành trong quý III-2021). Kế hoạch cũng nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và có biện pháp giải quyết, khắc phục những thiếu sót, bất cập trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chủ động trang bị các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của đơn vị, cơ sở theo quy định của pháp luật. Triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại