Nhu cầu tiêu dùng Hà Nội tháng 7 tăng 0,45%
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Nhu cầu tiêu dùng Hà Nội tháng 7 tăng 0,45% (Ảnh: Nguyễn Vũ) |
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê mới công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước. So với tháng 12/2022, CPI tháng 7 tăng 1,13% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,06%. Bình quân 7 tháng năm 2023, CPI tăng 3,12% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 7 tháng năm 2023 giảm 19,32% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 11,44% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Trong tháng 7/2023, có 9/11 nhóm hàng CPI tăng so với tháng trước, trong đó nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,86% (tác động làm tăng CPI chung 0,17%). Do thời tiết đang trong mùa nắng nóng, sản lượng tiêu thụ điện, nước tăng cao, bình quân giá điện tăng 8,07% so với bình quân tháng trước; giá nước tăng 1,66%.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng do nhu cầu tăng cao vào mùa du lịch 0,63%, làm CPI chung tăng 0,21 điểm phần trăm. Trong nhóm này, lương thực tăng 0,31% đẩy CPI chung tăng 0,01 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,79% làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,39% do nhu cầu tăng cao theo mùa du lịch, tác động làm CPI tăng 0,03 điểm phần trăm.
Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,39% (tác động làm tăng CPI chung 0,01%); văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,35% (tác động làm tăng CPI chung 0,02%); may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,21%; thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,1%; giáo dục tăng 0,04%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,83%.
Hơn nữa là giá dầu hỏa tăng 3,44% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày 03/7/2023, 11/7/2023 và 21/7/2023; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,29%. Bên cạnh đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,51%
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,19% chủ yếu do giá dịch vụ du lịch trong nước tăng 0,58%; du lịch ngoài nước tăng 0,49% và khách sạn, nhà khách tăng 0,14% khi nhu cầu du lịch tăng cao vào dịp hè.
Đồng thời, giá dịch vụ thể thao tăng 0,23% so với tháng trước; thiết bị văn hóa tăng 0,19%; thiết bị dụng cụ thể thao tăng 0,15% do nhu cầu tăng trong dịp hè.
Nhóm giao thông tăng 0,11% do đang mùa cao điểm du lịch nên giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 5,5% ; giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,53%. Ở chiều ngược lại, do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 03/7/2023, 11/7/2023 và 21/7/2023 nên chỉ số giá nhóm nhiên liệu giảm 0,11%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 7/2023 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 4,11% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,65% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,12%).
Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/7/2023, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.951,89 USD/ounce, giảm 0,62% so với tháng 6/2023 do thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm gây áp lực lên giá vàng.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 7/2023 giảm 0,03% so với tháng trước; tăng 3,27% so với tháng 12/2022; tăng 3,39% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 7 tháng năm 2023 tăng 1,06%.
Trên thế giới, giá đồng đô la Mỹ biến động tăng, giảm đan xen khi lạm phát ở Mỹ hạ nhiệt và ảnh hưởng của các thông tin tích cực từ thị trường lao động Mỹ. Tính đến ngày 25/7/2023, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt 101,07 điểm, giảm 1,86% so với tháng trước.
Giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường trong nước tự do quanh mức 23.787 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7/2023 tăng 0,53% so với tháng trước; giảm 1,71% so với tháng 12/2022; tăng 1,04% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 7 tháng năm 2023 tăng 2,39%.
Năm 2021 chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội tăng 1,77% | |
Hội chợ hàng tiêu dùng Hà Nội năm 2023 thu hút doanh nghiệp của 20 tỉnh, thành phố |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại