Thứ tư 07/06/2023 02:56
Dự thảo quy định về diện tích nhà ở để đăng ký thường trú ở Hà Nội:

Nhiều ý kiến thiết thực giúp người dân ổn định cư trú

TP Hà Nội dự kiến quy định công dân khi làm thủ tục đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp đối với khu vực nội thành là 15m2; đối với khu vực ngoại thành là 8m2.
Nhiều ý kiến thiết thực giúp người dân ổn định cư trú, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội
Nhiều ý kiến thiết thực giúp người dân ổn định cư trú, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội.

Vì sao phải “soi” diện tích nhà ở để được thường trú?

Hiện nay, ở một số tỉnh hoặc huyện thuộc TP trực thuộc Trung ương đang có áp lực gia tăng dân số cơ học rất lớn. Số người đăng ký cư trú ở những khu vực này tăng nhanh và biến động nhiều ở nhóm đối tượng có chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ. Việc đưa ra quy định về diện tích tối thiểu để đăng ký thường trú khu vực nội ngoại đô được cho là nhằm hạn chế lượng dân cư đổ vào vùng lõi Hà Nội. Tuy nhiên, đây là vấn đề nan giải.

Dự thảo Luật này, UBND TP Hà Nội nhằm cụ thể hóa quy định của luật Cư trú 2020, tạo cơ sở pháp lý để TP chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, trong đó có nội dung quản lý cư trú phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. TP kỳ vọng thông qua quy định này sẽ góp phần ổn định an ninh trật tự, đảm bảo đời sống an sinh xã hội của người dân.

Nội dung đáng chú ý là dự thảo quy định dự kiến diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp đối với khu vực nội thành là 15m2 (gồm 12 quận); đối với khu vực ngoại thành là 8m2 (gồm 18 huyện, thị xã).

Có thể hiểu, với một gia đình 4 người, muốn đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội thì ngoài các quy định trong Luật Cư trú, diện tích thuê tối thiểu có xác nhận phải là 80m2. Điều này gần như bất khả thi với người lao động có thu nhập thấp.

Lần này, dự thảo của UBND TP Hà Nội đã “quay trở lại” mốc 15m2 (thay vì 20m2 như dự thảo trước). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, quy định này vẫn còn quá cao so với Luật Cư trú hiện hành.

Theo Khoản 3, Điều 20 Luật Cư trú 2020, một trong những điều kiện đăng ký thường trú là: “Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người”. Đây là quy định chung áp dụng cho tất cả tỉnh, thành.

Nhìn vào dự thảo đưa ra trong Luật Cư trú thì chênh lệch giữa mức tối thiểu (8m2/người) và 15m2/người là quá cao, không sát với thực tế điều kiện và giá thuê nhà hiện nay tại Hà Nội. Với giá nhà, đất hiện nay, người dân, đặc biệt là người lao động, rất khó sở hữu nhà nên rất nhiều người đã và đang phải thuê nhà ở. Do đó, chính sách này sẽ gây khó khăn cho nhiều người dân trong việc tạo lập chỗ ở ổn định khi sinh sống và làm việc dài hạn ở Hà Nội.

Từ những vụ cháy nổ vừa qua cho thấy những ngôi nhà nhỏ, lụp xụp, không đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy rất nguy hiểm. Do vậy, Hà Nội cần phải có quy định diện tích tối thiểu mới được đăng ký thường trú. Theo Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, TP Hà Nội, Phạm Văn Hoà cho ý kiến: Hiện nay có hơn 9 triệu dân, mật độ dân số trong nội thành cao, khiến hạ tầng đô thị bị quá tải. Điều đó dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến phố, trường học và cơ sở y tế chưa đáp ứng được yêu cầu.

Do vậy, ủng hộ TP Hà Nội đưa ra quy định diện tích tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn TP cao hơn quy định trong Luật Cư trú. Chính sách này tác động đến rất nhiều người dân, do vậy, Hà Nội cũng cần phải đánh giá kỹ tác động của quy định là như thế nào.

Đặc biệt cần làm rõ căn cứ, cơ sở nào để TP đưa ra điều kiện đăng ký thường trú đối với người ở nhà thuê, mượn, ở nhờ Luật cũng phải tính đến việc không làm khó người dân khi muốn đầu tư xây nhà ở cho người dân, người lao động thuê. Đồng thời, ảnh hưởng tiêu cực đến việc kinh doanh, thu nhập của người dân có nhà cho thuê hiện nay.

Như: Thông tư 21/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư, trong đó quy định rõ diện tích sử dụng tối thiểu của căn hộ chung cư không được nhỏ hơn 25m2, trong khi với dân cư sinh sống trong căn hộ chung cư, cho đến nay chưa có văn bản nào giới hạn số người sinh sống trong đó. Giải pháp cuối cùng là các quy định của luật, dưới luật, quy định hành chính mang tính cưỡng bức. Ví dụ, quy định thường trú nhân phải có công việc ổn định, tay nghề, bằng cấp, thu nhập, diện tích nhà ở (mua hay thuê)…

Quản lý thu nhập làm căn cứ cư trú

Dự thảo này cho thấy Hà Nội đang cố gắng hạn chế dân số ở khu vực các quận trung tâm, bởi lượng người nhập cư mỗi năm gần 200.000 đã tạo sức ép lớn lên cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Không riêng Hà Nội, các TP lớn ở các nước cũng tìm giải pháp hạn chế dân cư đổ dồn vào TP. Chẳng hạn giải pháp mang tính chiến lược là phát triển nông thôn, giảm khoảng cách giữa nông thôn với đô thị để giữ lực lượng lao động lại nông thôn, nhiều nước đã thành công trong chiến lược “ly nông bất ly hương”.

Một trong những giải phát hữu hiệu, giải pháp quy hoạch được coi là trọng tâm, đó là phát triển vùng đô thị, tạo dựng các đô thị vệ tinh, mở ra các khu dân cư mới có chất lượng cao để kéo dãn dân trong khu vực nội thành ra, và hút người nhập cư dừng lại ở các vành đai bên ngoài, không vào sâu bên trong. Chẳng hạn, tập trung phát triển vành đai ngoài và các đô thị vệ tinh như Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn, nhằm giãn dân và đón dân nhập cư, không nên nén dầy đặc các chung cư cao tầng vào khu vực các quận trung tâm, tự tạo ra sức hút từ bên ngoài vào khiến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ quá tải.

Giải pháp phân bổ lại dân cư, chủ yếu chuyển cư, là chuyển các cơ sở sản xuất, công sở, nhà máy, trường đại học có số lượng nhân công đông ra các vành đai bên ngoài. Giải pháp nữa thường áp dụng thành công là giải pháp kinh tế. Các quận trung tâm luôn có giá cả dịch vụ đắt đỏ, như giá thuê nhà, gửi trẻ, học phí, giá lương thực, thực phẩm, vui chơi giải trí và các loại phí (gửi xe, quản lý, thu gom rác, vệ sinh…). Các loại thuế, phí và chi phí cao buộc người có thu nhập trung bình hay thấp không chịu đựng nổi phải dạt ra bên ngoài, thay vào đó là người trung lưu, khá giả.

Thực tế cho thấy, hầu hết quốc gia không lấy tiêu chí nhà ở làm điều kiện bắt buộc để được cư trú lâu dài, mà lấy mức thu nhập hàng tháng của người đó. Chẳng hạn, người công nhân kỹ thuật, chuyên gia muốn được định cư và sống lâu dài ở Singapore phải nhận được EP (thị thực làm việc tại quốc đảo này), mà muốn vậy họ phải nhận mức lương tối thiểu 3.500USD/tháng.

Những người di cư kiếm được hơn 4.000USD/tháng có thể đưa vợ/chồng và con cái đến Singapore, và nếu kiếm được hơn 8.000USD/tháng có thể đưa cha mẹ đến. Nhiều nước khác cũng lấy mức lương làm điều kiện bắt buộc để được cư trú lâu dài, bởi với mức lương đó người cư trú đủ cho chi phí thuê nhà, sinh sống, các chi phí khác như học phí cho con và đóng các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

Thực tế, kiểm soát qua thu nhập dễ hơn qua việc quy định diện tích nhà ở. Các nước không lấy tiêu chí diện tích nhà ở làm điều kiện tiên quyết được định cư, hay cư trú lâu dài, bởi 2 lý do: Thứ nhất, mẫu hình 1 căn phòng nhỏ được gọi là studio room với diện tích dao động từ 10, 12, 15, 17 m2 rất phổ biến ở Singapore, Hồng Kông, Tokyo, Seoul…

Thứ hai, các căn hộ mini này chỉ là nơi để ngủ, tái tạo sức khỏe và tâm lý sau 1 ngày làm việc. Còn các nhu cầu như ăn uống, vệ sinh, tiếp khách họ sẽ sử dụng dịch vụ ở bên ngoài căn hộ mini, nên diện tích căn hộ không cần lớn...

Nhiều góp ý thiết thực cho Luật Đất đai sửa đổi
Quy định cụ thể tiêu chí "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ" để đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi
Nguyễn Vũ - Hải Anh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nghệ An kêu gọi người dân sử dụng điện tiết kiệm

Nghệ An kêu gọi người dân sử dụng điện tiết kiệm

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký, ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về nội dung tăng cường công tác tiết kiệm điện trên địa bàn toàn tỉnh mùa khô năm 2023. Yêu cầu Sở, ban ngành thực hiện nghiêm túc nhằm tăng cường tối đa hiệu quả việc tiết kiệm điện.
Hải Phòng: Hơn 200 tài xế "ma men" bị xử lý trong trong 1 tuần

Hải Phòng: Hơn 200 tài xế "ma men" bị xử lý trong trong 1 tuần

Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (Công an TP Hải Phòng) thông tin, trong 1 tuần (từ ngày 25/5 đến ngày 31/5), kết quả xử lý chuyên đề vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ...
Hải Phòng: Miễn, giảm giá vé qua phà Gót - Cái Viềng cho người dân huyện đảo Cát Hải trong năm 2023

Hải Phòng: Miễn, giảm giá vé qua phà Gót - Cái Viềng cho người dân huyện đảo Cát Hải trong năm 2023

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ vừa có ý kiến, đồng ý chủ trương tiếp tục thực hiện miễn, giảm giá vé qua phà Gót - Cái Viềng và ngược lại đối với Nhân dân huyện đảo Cát Hải trong năm 2023.
Chăm sóc cây cảnh đúng cách trong mùa hè

Chăm sóc cây cảnh đúng cách trong mùa hè

Mùa hè nắng nóng nên bạn hãy chú ý chăm sóc cây cảnh đúng cách để cây luôn tươi tốt...
Hình ảnh đẹp của lực lượng Công an tiếp sức sĩ tử vượt vũ môn

Hình ảnh đẹp của lực lượng Công an tiếp sức sĩ tử vượt vũ môn

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay tại Nghệ An diễn ra trong hai ngày (5/6 và 6/6), nhằm hỗ trợ tối đa cho các sĩ tử, lực lượng CA TP Vinh đã bám đường, bám các điểm trường vừa để bảo đảm an toàn giao thông, vừa phục vụ tiếp sức cho các "sĩ tử vượt vũ môn".
Hà Nội: Nhiều tuyến phố được đề xuất kinh doanh vỉa hè

Hà Nội: Nhiều tuyến phố được đề xuất kinh doanh vỉa hè

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã giao Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương tham mưu, lập đề án quản lý vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố, hoàn thành trong quý 4/2023.
Thời tiết hôm nay 4/6: Miền Bắc giảm nhiệt, Hà Nội mưa rào và dông, có nơi mưa to

Thời tiết hôm nay 4/6: Miền Bắc giảm nhiệt, Hà Nội mưa rào và dông, có nơi mưa to

Dự báo thời tiết hôm nay 4/6, khu vực Hà Nội có mây, ngày nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Nhiệt độ thấp nhất 25 - 27 độ C; cao nhất 33 - 35 độ C.
Hà Nội: Đẩy nhanh công tác di dời cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm

Hà Nội: Đẩy nhanh công tác di dời cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm

Việc sắp xếp, di dời cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm hoặc không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu dân cư trên địa bàn TP Hà Nội đang chậm so với yêu cầu và cần đẩy nhanh, không thể chậm trễ hơn nữa.
Hà Nội có mưa rào và dông, nền nhiệt giảm sâu

Hà Nội có mưa rào và dông, nền nhiệt giảm sâu

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén kết hợp với hội tụ gió trên mực 1500m nên ngày và đêm 23/5, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20 - 40mm/24 giờ, có nơi trên 60mm/24 giờ.
Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh thi vào lớp 10

Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh thi vào lớp 10

Ban chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội yêu cầu Ban chỉ đạo thi, tuyển sinh các quận, huyện, thị xã tiếp tục dành sự quan tâm, ưu tiên tốt nhất về mọi mặt và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh dự kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024 để đạt kết quả cao.
Quy định về tuyển thẳng vào các trường của quân đội thế nào?

Quy định về tuyển thẳng vào các trường của quân đội thế nào?

Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng vừa ban hành hướng dẫn xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi bậc THPT vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự chính quy năm 2023.
Nam sinh học giỏi, “ẵm” nhiều giải thưởng âm nhạc

Nam sinh học giỏi, “ẵm” nhiều giải thưởng âm nhạc

Em Lê Song Tùng, học sinh trường THCS Tân Định (Hoàng Mai, Hà Nội) không chỉ học giỏi mà còn là chủ nhân của nhiều giải thưởng âm nhạc lớn nhỏ...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động