Nhiều sản phẩm chủ lực tham gia OCOP
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHuyện Hương Sơn hiện có 7 sản phẩm có lợi thế, trong đó có 5 sản phẩm chủ lực: Cam, chè, gỗ nguyên liệu, lợn, nhung hươu. Với tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, để phát triển kinh tế, huyện đã chú trọng tập trung phát triển sản xuất theo hướng đẩy mạnh liên kết hóa sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng các chuỗi sản xuất liên kết bền vững, có truy xuất nguồn gốc xuất xứ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị gia tăng gắn với xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đặc biệt chú trọng các sản phẩm chủ lực của huyện có tiềm năng, thế mạnh.
Nhung hươu, sản phẩm chủ lực của huyện Hương Sơn |
Một trong những doanh nghiệp phát triển sản phẩm chủ lực của địa phương là DNTN nhung hươu Thuận Hà (địa chỉ ở thôn 2, xã Sơn Giang) đi vào hoạt động 2015 với 5 lao động. Bà Chu Thị Hồng Hà - Giám đốc cho biết, hiện tại doanh nghiệp có 3 sản phẩm OCOP gồm: Nhung hươu tươi, khô xay khô, rượu nhung hươu. Doanh thu hàng năm trên 15 tỷ. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có nhiều thuận lợi như: Nguồn nguyên liệu để nuôi hươu phong phú; chính quyền địa phương quan tâm và hỗ trợ vốn, xây dựng thương hiệu... Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên sản phẩm bán ra thị trường hạn chế bị chửng lại.
Còn ông Nguyễn Văn Cường, đại diện cho HTX Mật ong Cường Nga Hương Sơn (đóng đóng tại thôn 5, xã Quang Diệm) cho biết: HTX của ông đi vào hoạt động từ tháng 8-2019 với 12 thành viên và có sự liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với 50 hộ nuôi ong tại địa phương. Năm 2020, sản lượng khoảng 3000 lít, doanh thu hơn 1 tỷ đống. Ngoài ra, HTX còn cung cấp 1000 đàn ong giống ra thị trường, đào tạo kỹ thuật chuyên sâu về ngành ong cho 4 tổ hợp tác, hỗ trợ các dụng cụ ngành ong cho các thành viên và người dân. Trong quá trình hoạt động có nhiều thuận lợi như nguồn nguyên liệu phong phú, được sự quan tâm của địa phương như cho thuê mặt bằng, hỗ trợ vốn, máy móc... Tuy nhiên, hiện tại có một số khó khăn như ảnh hưởng dịch bệnh nên đầu ra cho thị trường hạn chế, người dân nuôi ong tự phát nhiều nên mật ong ko đảm bảo (mật chua, sũi bọt) làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng nói riêng và thương hiệu Mật ong Hương Sơn nói chung.
Thương hiệu mật ong Hương Sơn ngày càng nổi tiếng |
Với sự nỗ lực của cộng đồng, các chủ cơ sở sản xuất và sự vào cuộc của các địa phương, các phòng ban, ngành, Tổ OCOP huyện, đến nay toàn huyện có 32 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh (31 sản phẩm 3 sao, 01 sản phẩm 4 sao). Đây là kết quả bước đầu quan trọng, có ý nghĩa trong thực hiện Chương trình những năm tiếp theo.
Trong thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với các sản phẩm chủ lực, có lợi thế của huyện gồm: Cam, chè, gỗ nguyên liệu, lợn, nhung hươu, mật ong, bưởi. Đồng thời, liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp một cách bền vững, hướng tới một nền Nông nghiệp hàng hoá, hữu cơ, thân thiện với môi trường sinh thái và các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Tăng giá trị sản xuất đạt 135 triệu đồng/ha/năm vào năm 2025. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; khảo nghiệm các giống cây, con mới để đưa vào sản xuất. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh doanh VTNN, an toàn thực phẩm, quản lý dịch bệnh, kiểm soát giết mổ, xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, căn cứ tình hình cụ thể của địa phương để đưa các nội dung, nhiệm vụ về chuyển đổi số lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chương trình OCOP vào kế hoạch thực hiện hàng năm.
Cam Hương Sơn đã trở thành thương hiệu được nhiều người biết đến |
Ông Nguyễn Kiều Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết: Việc phát triển các sản phẩm OCOP ở Hương Sơn có nhiều thuận lợi như nguồn nguyên liệu dồi dào, được sự hộ trở các chính sách, vốn của tỉnh, huyện. Bên cạnh đó, các chủ doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm này có kinh nghiệm, năng động, dám khởi nghiệp tại địa phương. Ngoài thuận lợi thì cũng có một số khó khăn như hiện nay do ảnh hưởng dịch bệnh, các địa phương vô cuộc chưa đồng bộ, các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư, chưa khai thác hết tiềm năng của địa phương.
“Để các sản phẩm này phát triển theo hướng bền vững thì phải huy động vốn, có nhiều chính sách hợp lý để thu hút lao động địa phương khởi nghiệp tại quê nhà. Các địa phương phải vô cuộc quyết liệt hơn, phải có quy hoạch và định hướng phát triển cụ thể để tạo nên sự phát triển đồng bộ với các vùng khép kín. Huyện Hương Sơn thúc đẩy phát triển các sản phẩm này rất cần thiết và ý nghĩa. Các sản phẩm chủ lực không chỉ phát triển nhằm tạo thêm thu nhập cho người dân, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương và tạo ra được sản phẩm an toàn, chất lượng đáp ứng được nhu cầu thị trường”, ông Hưng cho biết thêm.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại