Thứ sáu 21/02/2025 02:24
Triển khai Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”

Nhiều giải pháp thực hiện Đề án trong năm 2025

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án năm 2024 cơ bản hoàn thành theo kế hoạch đề ra, góp phần đảm bảo phải hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật. Năm 2025, Cục Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) tiếp tục đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp để tiếp tục thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao…
Hội nghị tập huấn và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật năm 2024. Ảnh: T.L
Hội nghị tập huấn và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật năm 2024. Ảnh: T.L

Lãnh đạo Cục PBGDPL cho biết, năm 2024, Cục đã đẩy mạnh công tác truyền thông về ý nghĩa, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội; sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, các lĩnh vực pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, nâng cao nhận thức của người dân về ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật đã được quan tâm, triển khai một số hoạt động tạo điểm nhấn như hội thảo “Pháp luật và giới trẻ” đã thu hút các khách mời là người nổi tiếng, có ảnh hưởng trong cộng đồng tham gia, góp phần lan tỏa tinh thần “thượng tôn pháp luật”.

Nhiều hoạt động thực hiện Đề án đã mang lại hiệu quả, tác động, gắn với lĩnh vực quản lý của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp như: công tác tiếp công dân, giải quyết phản ánh, kiến nghị, tiếp cận thông tin, chuẩn tiếp cận pháp luật, xây dựng mô hình nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho giới cho trẻ em… Qua đó góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật của người dân để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen, văn hóa sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Đề án vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, việc triển khai thực hiện một số nhiệm vụ của Đề án tại các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ yếu theo hướng lồng ghép mà chưa thực sự xuất phát từ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án nên dẫn đến hiệu quả của Đề án chưa cao. Nguyên nhân là do kinh phí được bố trí từ ngân sách Nhà nước để triển khai thực hiện Đề án còn hạn hẹp, nhân lực tham mưu thực hiện đề án còn mỏng, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, văn phòng Bộ chưa tham mưu ban hành thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng ban hành; hoạt động phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ có liên quan trong thực hiện Đề án chưa thường xuyên, chưa gắn kết. Chế độ thông tin, báo cáo chưa được một số đơn vị thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc dẫn đến việc nắm bắt thông tin đôi lúc còn chưa đầy đủ và kịp thời.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án năm 2025, Cục PBGDPL đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ: xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch thực hiện Đề án năm 2025 bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm và gắn kết thực hiện nhiệm vụ của Đề án với các chương trình, đề án PBGDPL có liên quan.

Tiếp tục truyền thông về ý nghĩa, tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội; sự cần thiết của việc chủ động nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, các lĩnh vực liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật cho người dân bằng các hình thức phù hợp, từng bước hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân thủ pháp luật của người dân.

Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ trong Đề án; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đường dây nóng, các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh, tư vấn, hỗ trợ bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của người dân…

Đồng thời, Cục cũng đưa ra các giải pháp, trong đó, bám sát nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng của đất nước trong năm 2025 để tổ chức triển khai nhiệm vụ của Đề án; tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, buổi làm việc để theo dõi, nắm tình hình thực hiện và đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả triển khai Đề án.

Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở, công chức tại đơn vị, đặc biệt khuyến khích việc tự bồi dưỡng, tự học; triển khai xây dựng các mô hình điểm gắn với từng đối tượng của Đề án; thường xuyên đôn đốc, phát huy vai trò của tổ chức pháp chế và Sở Tư pháp là nòng cốt trong việc tham mưu tổ chức triển khai Đề án tại các Bộ, ngành, địa phương...

Năm 2024, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật.
Nâng cao nhận thức, thói quen tìm hiểu pháp luật
Đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2025
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động