Nhiệm vụ của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMới đây, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo, Tổ nghiên cứu lập đề nghị xây dựng dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. |
Xây dựng danh mục vũ khí quân dụng, vật liệu nổ quân dụng
Mới đây, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo, Tổ nghiên cứu lập đề nghị xây dựng dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Theo đó, Bộ Quốc Phòng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp; trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp.
Cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp.
Trực tiếp chỉ huy, quản lý các cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt. Tổ chức hệ thống cơ sở công nghiệp quốc phòng.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp.
Bên cạnh đó, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng danh mục vũ khí quân dụng, vật liệu nổ quân dụng do Bộ Công an đặt hàng cơ sở công nghiệp quốc phòng sản xuất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về công nghiệp quốc phòng và động viên công nghiệp.
Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ cho cơ sở công nghiệp quốc phòng.
Điều 69 dự thảo cũng quy định rất rõ về trách nhiệm của Bộ Công an trong quá trình xây dựng luật. Theo đó, Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công nghiệp an ninh.
Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp an ninh; trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về công nghiệp an ninh.
Trực tiếp chỉ huy, quản lý các cơ sở công nghiệp an ninh. Tổ chức hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh. Xây dựng tiềm lực công nghiệp an ninh.
Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng Danh mục sản phẩm vũ khí quân dụng, vật liệu nổ quân dụng đặt hàng cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh nghiên cứu, sản xuất phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Phối hợp với Bộ Quốc phòng đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ cho cơ sở công nghiệp quốc phòng.
Đặc biệt, Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về công nghiệp an ninh.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại