Thứ sáu 22/11/2024 08:29

Nhận định và dặn dò học sinh về đề thi minh họa môn toán vào lớp 10 Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 8 - 9/6 tới. Nhằm giúp cho học sinh ôn tập tốt nhất cho kỳ thi, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa 3 môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ.
Nhận định và dặn dò học sinh về đề thi minh họa môn toán vào lớp 10 Hà Nội
Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2023. Ảnh: Duy Linh

Trong đó, cấu trúc định dạng môn toán mang tính ổn định như các năm học trước với khoảng 75% câu hỏi ở mức nhận biết và thông hiểu (9 ý hỏi); và khoảng 25% câu hỏi ở mức vận dụng và vận dụng cao (3 ý hỏi) với thời gian thi là 120 phút.

Theo thầy Chu Văn Hà - giáo viên toán - Hệ thống giáo dục HOCMAI, cấu trúc đề thi minh họa đảm bảo kiểm tra bao quát được kiến thức cơ bản và khả vận dụng kiến thức kỹ năng trong đề để phân loại học sinh giỏi trong khoảng thời gian giới hạn 120 phút. Ba ý phân loại trong đề ở mức khó hơn so với đề thi chính thức năm 2023-2024.

Lời khuyên cho học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi sắp tới: kiến thức thi vẫn trọng tâm và bám sát cấu trúc đề thi nhiều năm trước. Trong thời điểm hiện tại các em cần chú trọng hai điều sau khi ôn luyện:

1. Rèn luyện khả năng trình bày, và đảm bảo không bị mất điểm các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Tránh các lỗi sai (thiếu điều kiện, tính toán sai, vẽ sai hình,…)

2. Với các câu hỏi ở mức độ vận dụng, vận dụng cao (ý ứng dụng hệ thức Vi-et, ý cuối bài hình, Bất đẳng thức; phương trình vô tỉ,..) các em nên tìm kiếm các dạng câu hỏi lạ xuất hiện trong các kì thi thử của các trường, các sở đề làm, để tranh bỡ ngỡ khi gặp dạng bài độc và lạ này trong đề thi chính thức.

Tuy nhiên, đề thi luôn có xu hướng đổi mới, vì vậy ngoài những phần kiến thức trọng tâm này các em cần cập nhật tình hình đổi mới thường xuyên nhất là phần toán thực tế trong đề thi.

Ma trận đề thi

STT

Chủ đề

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng %

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Biểu thức đại số

Tính giá trị biểu thức đại số

0,5 điểm

5%

Biến đổi biểu thức đại số

1,0 điểm

10%

Bài toán: giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất; tìm x thỏa mãn phương trình; bất phương trình; biểu thức nhận giá trị nguyên.

0,5 điểm

5%

2

Ứng dụng thực tế đại số và hình học

Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình

1,5 điểm

Khối hình trong không gian

0,5 điểm

5%

3

Hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn

Hệ phương trình đưa về hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

1,0 điểm

10%

4

Hàm số bậc nhất và hàm số bậc hai

Phương trình bậc hai hoặc bài toán tương giao của đường thẳng và parabol

0,75 điểm

7,5%

Ứng dụng hệ thức Vi-et

0,75 điểm

7,5%

5

Hình học phẳng

Tam giác đồng dạng; hệ thức lượng trong tam giác vuông; đường tròn; vị trí tương đối của đường thẳng với đường tròn; góc với đường tròn

1,0 điểm

1,0 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

30%

6

Bất đẳng thức; phương trình vô tỉ

Chứng minh bất đẳng thức; tìm giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhât của biểu thức; giải phương trình vô tỉ

0,5 điểm

5%

Tổng điểm

2,0 điểm

5,25 điểm

1,75 điểm

1,0 điểm

10 điểm

Tỉ lệ

20%

52,5 %

17,5 %

10 %

100%

Tỉ lệ chung

72,5 %

27,5 %

100%

Tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em Tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động