Thứ sáu 20/09/2024 23:26

Nhận biết trẻ bị bạo lực học đường và những hậu quả khôn lường

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bạo lực học đường hiện nay không còn là mới. Cha mẹ nên đặc biệt chú ý đến trẻ khi trẻ có các dấu hiệu nhận biết bị bạo lực học đường sau đây:

Nhận biết trẻ bị bạo lực học đường

Bạo lực học đường là hành vi có chủ định và liên quan đến sự không cân bằng giữa hai bên chịu ảnh hưởng của bạo lực học đường, bên mạnh bắt nạt bên yếu. Đó có thể là những hành vi bạo lực về tấn công cơ thể, lời nói hoặc về các mối quan hệ. những trẻ trai thường thiên về bạo lực tấn công cơ thể, trẻ gái thường thiên hướng về bạo lực lời nói, hay chia bè phái, tẩy chay.

Việc nhận biết trẻ bị bạo lực học đường và ngăn ngừa bạo lực học đường là rất cần thiết để trẻ có được môi trường học tập an toàn, hiệu quả. Việc nhận biết trẻ bị bạo lực học đường không phải là chuyện dễ dàng. Đặc biệt là đối với các gia đình bận rộn, không có thời gian chăm lo và quan tâm tới con trẻ.

Chuyên gia tâm lý cho biết, phát hiện và phòng ngừa bạo lực học đường là cả một quá trình. Có 4 yếu tố có thể nhận biết trẻ bị bạo lực học đường.

- Thứ nhất, đó là cảm xúc, nếu phát hiện con buồn, lo lắng, sợ hãi, tức giận trong thời gian dài, kéo dài từ ngày này sang ngày khác, lúc nào đi học về cũng thấy ủ rũ, hung hăng tức giận.

- Thứ hai là suy nghĩ, thông qua lời nói như con sợ không muốn đến trường, sợ gặp bạn bè, con nghĩ không ai yêu thương, con bị bỏ rơi, con nghĩ con luôn thua kém mọi người, con không có giá trị gì hết....

- Yếu tố thứ ba đó là hành vi, trẻ có hành vi thu rút, khó tiếp cận, trẻ gây hấn biểu hiện ra bên ngoài như đánh nhau, chửi bới với mọi người.

- Yếu tố thứ tư là các biểu hiện trên cơ thể. Trẻ thường xuyên xuất hiện các cơn đau bụng, đau đầu bất thường, các vết trầy, vết xước.

Hậu quả của bạo lực học đường

Bạo lực học đường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về cơ thể và tinh thần. Trẻ trải qua những tổn hại về cơ thể như bị chấn thương, đau đớn, tổn hại sức khỏe; những vấn đề về xã hội, cảm xúc và ảnh hưởng đến học tập. Không ít những trẻ bị bạo lực học đường mắc các rối loạn tâm thần như:

- Trầm cảm và lo âu: Trẻ có những biểu hiện như tăng cảm giác buồn chán, cô đơn, thay đổi giấc ngủ, mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, mất hưng thú trong các hoạt động trước kia trẻ từng thích.

Trẻ có những phàn nàn về sức khỏe. Kết quả học tập ở trường giảm sút, điểm kém và có thể hay nghỉ học hơn, cảm giác đến trường sẽ bị bắt nạt làm trẻ thường xuyên lấy lý do để nghỉ học, thậm chí đòi chuyển trường, chuyển lớp.

- Ý tưởng tự sát: Trẻ bị bạo lực học đường có thể có ý tưởng hành vi tự sát do trầm cảm, lo âu, stress, căng thẳng đặc biệt tăng nếu không được sự hỗ trợ chia sẻ từ cha mẹ người thân và bạn bè.

Bạo lực học đường là một vấn đề chung của toàn xã hội, trong đó vai trò của cha mẹ, giáo viên và nhà trường, bản thân học sinh có vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bạo lực học đường.

Cha mẹ gần gũi con, làm bạn với con để con có thể chia sẻ được những vấn đề khó khăn trong đó có vấn đề bị bạo lực học đường.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động