Thứ ba 26/11/2024 01:52

Nhà ở công nhân có thực sự là phân khúc ngách hấp dẫn?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhà ở công nhân là loại hình nhà ở được xây dựng cho công nhân, phần lớn dành cho công nhân làm việc tại các nhà máy lân cận hoặc trong các khu công nghiệp (KCN). Nhà ở công nhân có vai trò giải quyết vấn đề nhu cầu nhà ở tại một số khu vực, đồng thời cung cấp điều kiện sống an toàn và tiện lợi cho các công nhân. Tuy nhiên, nguồn cung nhà ở đối với công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện được ghi nhận vẫn còn khá hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Phối cảnh khu nhà ở công nhân ở Lào Cai do KTS Hoàng Thúc Hào, Nguyễn Xuân Ngọc, kỹ sư Ngô Đức Hùng (Văn phòng 1+1>2) thiết kế
Phối cảnh khu nhà ở công nhân ở Lào Cai do KTS Hoàng Thúc Hào, Nguyễn Xuân Ngọc, kỹ sư Ngô Đức Hùng (Văn phòng 1+1>2) thiết kế

Nguồn cung còn quá thấp so với nhu cầu

Đối với nhà ở công nhân, phần lớn được thiết kế dưới dạng căn hộ cho thuê, và được phát triển bởi doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp tư nhân. Ba đối tượng được phép cung cấp nhà ở công nhân bao gồm doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp và các doanh nghiệp bất động sản. Tại các tỉnh phía Bắc hiện nay, 70% nhà ở công nhân được phát triển bởi các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp.

Nhà ở công nhân là dạng các tòa nhà ở thấp tầng có chiều cao tối đa 5 tầng và không có thang máy với khu vực đỗ xe được bố trí ở mặt đất. Một số tiện ích hỗ trợ bao gồm khu sinh hoạt cộng đồng, căng tin, siêu thị mini, không gian xanh và sân chơi.

Phòng ở được bố trí theo 2 dạng; phục vụ người độc thân và hộ gia đình. Diện tích phòng trung bình đối với loại phòng ở độc thân là khoảng 30 - 35 m2 cho tối đa 6 người ở chung. Loại hình phòng ở cho hộ gia đình có diện tích trung bình 25 m2 dành cho 1 hộ 4 người. Theo quy định, tiêu chuẩn diện tích tối thiểu đối với NOCN tại các khu công nghiệp là 5 m2/người, được ở tối đa 8 người. Mỗi phòng được trang bị nội thất cơ bản bao gồm 1 phòng ngủ, 1 nhà vệ sinh, có hoặc không có bếp.

Bà Nguyễn Hồng Vân - Phó GĐ, Dịch vụ Tư vấn & Định giá, Savills Hà Nội nhận định: “Trên thực tế, nguồn cung nhà ở công nhân hiện vẫn còn rất hạn chế và chưa thể đáp ứng được nhu cầu hiện có. Theo ghi nhận, Việt Nam có khoảng 4,5 triệu lao động trong khu công nghiệp, một nửa trong số đó cần chỗ ở tương đương với nhu cầu nhà ở là 12,5 triệu m2 sàn.

Tuy nhiên, nguồn cung hiện hữu mới chỉ đáp ứng được gần 30% nhu cầu thực tế của công nhân lao động. Do sự thiếu hụt này, rất nhiều khu nhà trọ gần các khu công nghiệp được người dân xây dựng để cho thuê. Nhiều khu nhà trọ trong số này đã cũ kỹ, xuống cấp cũng như mật độ người thuê rất đông đúc, tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe và an toàn”.

Nhu cầu đối với nhà ở công nhân là rất lớn, nhưng nguồn cung vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Hiện nay Hà Nội mới đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu về nhà ở xã hội cho công nhân. Trong khi đó, nhu cầu về nhà ở của công nhân rất cao nhưng để triển khai các dự án vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho công nhân, TP đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển mới khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội; Chuẩn bị đầu tư 1-2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2-3 khu. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.

Để đạt được mục tiêu phát triển nhà ở cho công nhân vào năm 2025 và năm 2023, Thành phố phải vượt qua được những khó khăn về cơ chế chính sách cũng như quỹ đất, nguồn vốn.

Nhiều chính sách và ưu đãi

Theo bà Nguyễn Hồng Vân - Phó GĐ, Dịch vụ Tư vấn & Định giá, Savills Hà Nội, trước đây chưa có khung pháp lý hay định nghĩa rõ ràng về nhà ở công nhân. Tuy nhiên, Nghị định 33 được thông qua vào đầu năm 2023 đã đưa ra những cam kết quan trọng về nhà ở công nhân và nhà ở xã hội.

Thêm vào đó, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Xây Dựng triển khai xây dựng và hoàn thiện dự thảo Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”. Sự quyết tâm phát triển đối với hai loại hình nhà ở này hiện đã được đưa vào quy hoạch chung ở các chính quyền địa phương và cả nước.

Nhà nước đã cung cấp nhiều chính sách khuyến khích đầu tư phát triển và các gói hỗ trợ để người công nhân tiếp cận được với các sản phẩm nhà ở. Theo luật, đối với một số khu công nghiệp đã có quy định cụ thể, tối thiểu 2% tổng diện tích đất của khu công nghiệp phải được dành cho nhà ở công nhân. Tiền sử dụng đất đang được đề xuất miễn cho đất phát triển nhà ở công nhân.

Các cơ chế tài chính khác cũng được đề xuất cho các chủ đầu tư phát triển bao gồm việc miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Thêm vào đó, chi phí xây dựng cũng có thể được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phát triển cũng có thể tiếp cận các khoản vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội và các tổ chức tín dụng khác đang hoạt động tại Việt Nam.

Công nhân cũng được vay vốn từ gói hỗ trợ tín dụng 15 nghìn tỷ đồng của Chính phủ. Theo Nghị quyết 33, người lao động có nhu cầu mua, thuê nhà giá rẻ có thể được hỗ trợ với lãi suất vay 2%/năm trong hai năm 2022-2023.

Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó trưởng Ban quản lý Các Khu công nghiệp và Chế xuất (KCN&CX) Hà Nội, TP có tổng số gần 170 nghìn công nhân nhưng thực tế mới đáp ứng được hơn 22 nghìn chỗ ở cho công nhân (chiếm gần 13%).
Vĩnh Phúc: Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho công nhân nghèo
Giải pháp thực hiện dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động