Thứ sáu 26/04/2024 05:01

Người lao động sẽ được hỗ trợ phí bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuât người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động hằng tháng.
Nhà nước hỗ trợ 10% phí bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
Nhà nước hỗ trợ 10% phí bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến Nhân dân dự thảo Nghị định quy định về bảo hiểm xã hội tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Cụ thể, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuât người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động hằng tháng, cụ thể:

Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.

Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thuộc hộ cận nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn; hộ nghèo đa chiều thiếu hụt về tiêu chí bảo hiểm y tế.

Bằng 10% đối với đối tượng người lao động khác.

Kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành; ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương ngân sách khó khăn.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phương án này tương tự mức hỗ trợ quy định trong chế độ BHXH tự nguyện về hưu trí, tử tuất. Theo phương án này, dự kiến trong 05 năm đầu triển khai, hằng năm ngân sách hỗ trợ tiền đóng từ 23 đến 256 tỷ đồng nếu số người tham gia khoảng 200 nghìn người.

Theo dự thảo Nghị định, về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, mức đóng hằng tháng bằng 2% mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định.

Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định trên nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần mà trong thời gian đó, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng IV mới mới thì việc đóng bổ sung hoặc hoàn trả số tiền đã đóng được thực hiện như sau:

+ Trường hợp mức lương tối thiểu vùng IV mới công bố cao hơn mức đóng cũ, người lao động không phải đóng bổ sung mức chênh lệch số tiền đã đóng.

+ Trường hợp mức lương tối thiểu vùng IV mới thấp hơn mức tiền đã đóng thì số tiền chênh lệch được tính để giảm cho kỳ đóng tiếp theo hoặc hoàn trả lại vào cuối kỳ nếu người lao động không tiếp tục tham gia bảo hiểm tai nạn lao động hoặc ngừng tham gia theo các trường hợp quy định.

Lý giải về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, khu vực BHXH tự nguyện, thu nhập, tiền lương người lao động không cố định; trong khi đó mức hưởng (các chế độ BHXH tự nguyện về tai nạn lao động) tương đối cố định theo theo mức lương cơ sở (người lao động được hưởng chế độ như nhau khi cùng bị một mức suy giảm khả năng lao động).

Vì vậy, dự thảo quy định mức đóng cố định theo mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định với mọi người lao động để bảo đảm linh hoạt tăng, giảm đồng bộ với mức hưởng. Dựa trên tính toán cân đối thu chi, dự kiến mức đóng là 2% mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định.

Phương án này có ưu điểm là mức lương cơ sở được Chính phủ công bố có thời điểm áp dụng rõ ràng, tạo thuận tiện trong việc xác định mức đóng cũng như số tiền ngân sách nhà nước phải hỗ trợ.

Với mức lương tối thiểu vùng IV do Chính phủ quy định năm 2023 là 3.250.000 đồng/tháng thì mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện tương ứng là 65.000 đồng/người/tháng (thấp hơn mức đóng của người lao động tham gia BHXH bắt buộc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuy nhiên do người lao động tham gia chỉ được hưởng chế độ tai nạn lao động, không có chế độ bệnh nghề nghiệp).

Theo dự thảo, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong các phương thức đóng sau đây: 1- Đóng hằng tháng; 2- Đóng 03 tháng một lần; 3- Đóng 06 tháng một lần; 4- Đóng 12 tháng một lần.

Người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đăng ký thay đổi phương thức đóng đã chọn trước đó.

Quy định mới về chi phí quản lý đối với bảo hiểm tai nạn lao động
Mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Giải quyết kịp thời các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp
Phú An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động