Người làm báo trong thời đại 4.0: thỏa sức sáng tạo, vững vàng bản lĩnh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBáo chí cần thiết phải chuyển mình trong thời đại số. Ảnh: H.Y |
Người làm báo thay đổi
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang bước vào “giai đoạn nước rút” trong tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, truyền thông… và dĩ nhiên, nghề báo không thể đứng ngoài “cuộc chơi” này khi mà mỗi tòa soạn, mỗi biên tập viên, mỗi phóng viên… đều phải trau dồi kiến thức, công nghệ để không chỉ giữ được “lửa nghề” mà còn phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả trong thời đại bùng nổ thông tin. Có thể thấy rằng, lĩnh vực báo chí gặp rất nhiều thuận lợi mà không ai có thể phủ nhận trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Sự phát triển của công nghệ thông tin, của các phương tiện hiện đại giúp cho hoạt động tác nghiệp của người làm báo thuận lợi hơn.
Công nghệ bùng nổ không chỉ giúp các nhà báo được sáng tạo ra những sản phẩm truyền thông mới, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Những năm vừa qua, bên cạnh các bài viết truyền thống với chữ viết và ảnh minh họa đơn thuần thì thuật ngữ báo chí multimedia (đa phương tiện) với các kiểu bài như: infographics, mega story, e-magazine, long-form… đã không còn xa lạ, tạo nên những món ăn tinh thần mới mẻ cho độc giả.
Thế nên, để tồn tại và thích ứng trong thời đại mới, nhà báo hiện đại không chỉ biết kỹ năng truyền thống 3 trong 1 (viết báo hay, chụp ảnh đẹp, quay video ngắn) mà họ cần phải biết những kỹ năng khác như tương tác mạng xã hội, lập trình… Sự cạnh tranh giữa các loại hình truyền thông, đặc biệt là các sản phầm truyền thông mới vừa mang đến những thách thức nhưng cũng là động lực để các nhà báo phải thay đổi nhằm bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại. Điều này có thể hiểu là nhân sự làm báo vừa phải có chuyên môn nghiệp vụ một cách “lành nghề” nhưng cũng phải biết sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ phù hợp với đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao của độc giả...
Người làm báo cần phải thay đổi và nắm kịp xu thế báo chí hiện đại. Ảnh: Khánh Huy |
Người làm báo cần giữ cái tâm trong thời đại mới
Thế nhưng, như nhà báo Lê Quốc Minh - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo đã nhận định: “Tôi khẳng định dù công nghệ có cao siêu đến đâu thì vai trò cốt lõi nhất vẫn là cái tâm của người làm báo và để làm tốt nhiệm vụ, nhà báo phải luôn luôn giữ được những tiêu chuẩn quan trọng của người làm báo là sự thật, công bằng và cân bằng”. Cần phải khẳng định rằng nền tảng công nghệ là điều kiện cần, đây chỉ là phương tiện để truyền tải nội dung, nhận thức tới công chúng. Điều quan trọng ở đây là bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
Trong thời đại sự phát triển của công nghệ, sự lan tràn của tin giả, sự chống phá của các thế lực thù địch… thì yêu cầu đặt ra cho đội ngũ những người làm báo, nhất là những phóng viên trẻ ngoài việc thường xuyên chú trọng bồi dưỡng về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thì việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và đặc biệt là nâng cao bản lĩnh chính trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Kể từ ngày Báo Thanh Niên - cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và rèn luyện xuất bản số đầu tiên vào ngày 21/6/1925, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí Cách mạng Việt Nam. Trải qua 99 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí Cách mạng Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, không ngừng trưởng thành, vững mạnh về mọi mặt, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong thời đại mới, bên cạnh việc tuyên truyền, phản ánh thực tiễn sinh động của đời sống, những người làm báo cũng không khác gì các chiến sĩ trên mặt trận cách mạng thông tin khi không quản khó khăn, hiểm nguy, có mặt ở những điểm nóng về dịch bệnh; thiên tai, chiến tranh… phản ánh kịp thời, minh bạch những vi phạm, bất cập, những nơi làm chưa tốt, chưa đúng…; hoặc biểu dương những cách làm hay, những gương làm tốt để góp phần lan tỏa những điều tích cực trong cuộc sống.
Không thể phủ nhận cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực báo chí thế giới nói chung và trong nước nói riêng đã mang lại những điều kiện thuận lợi cho quá trình tác nghiệp cũng như quá trình sáng tạo nên các sản phẩm báo chí hay, có chất lượng cao của người làm báo.
Nhưng điều này cũng đặt ra nhiều thách thức, nhiều cạm bẫy buộc người làm báo phải vượt qua. Công nghệ 4.0 yêu cầu người làm báo phải luôn đổi mới và sáng tạo, nhanh nhạy và kịp thời, nhưng đồng thời người làm báo phải luôn giữ vững bản lĩnh chính trị - bản lĩnh của một người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận thông tin trong thời công nghệ số.
Một nghiên cứu gần đây của hãng tin Reuters được nhiều trường đào tạo báo chí đưa vào giảng dạy cho đội ngũ làm báo trẻ đã nhận định: “Công nghệ đang làm thay đổi hầu hết các phương án tác nghiệp truyền thống của bất kỳ cơ quan báo chí nào, loại hình báo chí nào. Những người làm báo không nắm bắt và sử dụng được công nghệ, một cách đa năng chỉ còn một biện pháp: Đổi nghề!”. Như vậy, nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ thì một cơ quan báo chí chính thống cũng có thể thua kém một người dùng mạng xã hội về khả năng lan tỏa thông điệp, dù cùng sở hữu một lượng thông tin như nhau. Đây không phải là một nhận định mang tính chủ quan mà nó được đúc kết từ những năm qua sau khi thế giới chứng kiến sự phát triển với tốc độ chóng mặt của mạng xã hội. Ai trong chúng ta cũng thấy rằng mạng xã hội đang phát triển chóng mặt và loại hình này có tính năng không khác gì một ấn phẩm báo chí đích thực, có khả năng tiếp cận bạn đọc rất nhanh nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại. |
Những người làm báo tử tế ở Pháp luật và Xã hội | |
Khẳng định vị thế của báo chí cách mạng | |
Hội Báo toàn quốc 2024 - ngày hội lớn của người làm báo trong cả nước |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại