Thứ ba 16/04/2024 20:00

Ảnh

Người đất Tổ với mâm cơm tri ân các vua Hùng tại gia đình

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Những năm gần đây, đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10-3 âm lịch) người dân Đất Tổ lại sửa soạn mâm cơm tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Nét đẹp văn hóa này ngày càng được lan tỏa tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người đất Tổ với mâm cơm tri ân các vua Hùng tại gia đình
Từ năm 2019, thành phố Việt Trì triển khai, tuyên truyền để người dân trên các địa phương làm mâm cỗ tri ân các vua Hùng vào ngày Giỗ Tổ. Đây cũng là cách để người dân bày tỏ lòng thành kính tới các vua Hùng tại gia đình mà không cần phải đi dâng lễ tại đền.
Người đất Tổ với mâm cơm tri ân các vua Hùng tại gia đình
Tuy nhiên, với những người con làng Cổ Tích và những xã lân cận khu Di tích lịch sử Đền Hùng thì đây đã là nét đẹp truyền thống đã được duy trì nhiều đời nay. Việc khuyến khích, động viên các gia đình làm mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ đã phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Người đất Tổ với mâm cơm tri ân các vua Hùng tại gia đình
Theo truyền thống, vào ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10-3 hằng năm, gia đình bà Vũ Thị Hoa (Thôn 2, xã Hùng Lô, Việt Trì, Phú Thọ) lại chuẩn bị lễ vật để thắp hương, làm mâm cơm giỗ Tổ ngay tại gia đình.
Người đất Tổ với mâm cơm tri ân các vua Hùng tại gia đình
"Đây là tục lệ mà không chỉ gia đình tôi mà toàn bộ người dân tại xã Hùng Lô đều đã gìn giữ từ bao đời nay. Ngày 10-3 là tết Thanh Minh, nhưng với người con đất Tổ còn là ngày để tri ân các bậc vua Hùng. Chính vì thế, cứ vào ngày này hằng năm, gia đình lại làm mâm cơm cúng giỗ Tổ tại nhà chứ không đi dâng lễ tại đền Hùng, cũng là dịp mà con cháu dù đi xa tới đâu cũng trở về để xum vầy, nhớ về nguồn cội dân tộc" - bà Vũ Thị Hoa chia sẻ.
Người đất Tổ với mâm cơm tri ân các vua Hùng tại gia đình
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt. Việc dâng lễ vật lên ban thờ, trong đó có mâm cơm là một nghi lễ không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Vì vậy, việc khuyến nghị các gia đình sắp một mâm cơm để tưởng nhớ công đức các Vua Hùng vào ngày 10-3 âm lịch cũng chính là nối tiếp nét đẹp văn hóa truyền thống này của dân tộc.
Người đất Tổ với mâm cơm tri ân các vua Hùng tại gia đình
Mỗi vùng miền có thể có một cách thức chuẩn bị, bày trí mâm cơm cúng theo phong tục riêng biệt nhưng ý nghĩa của mâm cơm cúng tổ tiên bao đời vẫn chưa từng đổi thay. Mâm cơm cúng Vua cần có những món cơ bản là: Bánh chưng, bánh giầy và cơm tẻ.
Người đất Tổ với mâm cơm tri ân các vua Hùng tại gia đình
"Tuỳ vào từng nhà mà sẽ có đôi chút khác nhau nhưng cơ bản vẫn là phải có gà, giò, chả và nhất định không được thiếu hai thứ là bánh chưng và bánh giầy. Món bánh chưng, bánh giầy là 2 sản vật thời kỳ Hùng Vương tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài. Cơm tẻ cũng do Vua Hùng dạy dân cấy lúa mà ra, là lương thực hằng ngày cho tới ngày nay" - bà Vũ Thị Hoa chia sẻ thêm.
Người đất Tổ với mâm cơm tri ân các vua Hùng tại gia đình

Với ý nghĩa lớn lao và phù hợp với hoàn cảnh thực tế cả nước phòng, chống dịch COVID-19, tỉnh Phú Thọ khuyến khích mỗi gia đình làm mâm cơm cúng Vua Hùng vào đúng mùng 10-3 âm lịch. Nhân dân cả nước hướng về Giỗ Tổ, bày tỏ lòng thành kính bằng hành động thiết thực, dâng vật phẩm lên bàn thờ gia tiên, chỉnh trang trang phục, tâm thế thắp những nén nhang thơm tấu thỉnh các Vua Hùng, Tổ tiên chung của dân tộc, nguyện cầu cho quốc thái dân an…

Người đất Tổ với mâm cơm tri ân các vua Hùng tại gia đình

Thông qua “Mâm cơm tri ân công đức các Vua Hùng” tại gia đình, ông bà cha mẹ có thể giáo dục cho thế hệ trẻ hiểu hơn về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”và khẳng định khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng bền chặt.

Người đất Tổ với mâm cơm tri ân các vua Hùng tại gia đình

Việc khuyến khích, động viên các gia đình trên địa bàn làm mâm cơm tri ân ngày giỗ Tổ nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đặc biệt, việc làm mâm cỗ kính dâng Tổ tiên chung của dân tộc tại nhà có ý nghĩa quan trọng, vừa đảm bảo nghi lễ tín ngưỡng được thực hiện mà vẫn trang nghiêm, thành kính và đảm bảo an toàn, phù hợp với hoàn cảnh thực tế cả nước phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động