Người dân có hy vọng chạm tới giấc mơ nhà ở
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênDự án NƠXH nhưng người dân vẫn được hưởng đầy đủ tiện ích như các khu nhà ở thương mại |
Được biết, Vinhomes đã làm đơn xin đăng ký triển khai dự án tại các địa phương, đồng thời tích cực chuẩn bị xây dựng các lô đất dành cho phát triển NƠXH trong các dự án sẵn có của mình. Các dự án có tổng diện tích từ 50 đến 60 ha/dự án, nằm tại vùng ven các tỉnh, TP lớn trong cả nước, trước hết sẽ được triển khai tại Hà Nội và TP HCM.
Đây là những dự án đô thị độc lập, tách biệt khỏi các dự án nhà ở thương mại hoặc các khu đất NƠXH trong các đại dự án của đơn vị này. Đặc biệt, dù là dự án đô thị độc lập nhưng có quần thể hạ tầng tiện ích đầy đủ như trường học, trung tâm thương mại, khu vui chơi trẻ em, công viên, khu thể thao… Nghĩa là dù là NƠXH nhưng người dân vẫn được thụ hưởng một cuộc sống đầy đủ tiện ích, tương tự các khu nhà ở thương mại.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang thiếu nguồn cung ở các phân khúc. Số lượng dự án nhà ở thương mại, NƠXH được cấp phép xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng đều hạn chế, có xu hướng giảm. Trong khi đó giá nhà ở, đất ở ngày càng tăng cao so với thu nhập của người dân.
Các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM hầu như không còn căn hộ chung cư dưới 25 triệu đồng/m2. Do đó, khi 500.000 căn hộ NƠXH của Vinhomes được hoàn thành, chắc chắc hàng triệu người dân có thu nhập thấp sẽ được hưởng lợi.
Ngoài ra, trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã gửi Thanh tra Bộ Xây dựng danh sách 23 dự án nhà ở thương mại, nhà ở, khu đô thị thuộc diện phải dành 20% quỹ đất dự án để xây dựng NƠXH.
Trong danh sách, có 7 dự án nhà ở thương mại, tái định cư gồm: Khu tái định cư Đông Hội (huyện Đông Anh); nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm); khu nhà ở văn phòng, nhà trẻ số 622 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng); khu nhà ở Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm); nhóm nhà ở Đông Nam đường Lê Văn Lương kéo dài (quận Nam Từ Liêm và quận Hà Đông); khu nhà ở Minh Đức (huyện Mê Linh); khu nhà ở xã Uy Nỗ (huyện Đông Anh).
Ngoài ra còn có 16 dự án khu đô thị thuộc diện phải dành quỹ đất xây dựng NƠXH như: Khu đô thị Nam đường Vành đai 3, khu đô thị Thịnh Liệt, khu chức năng đô thị Thịnh Liệt, khu đô thị HUD - Sơn Tây, khu đô thị mới CEO Mê Linh, khu chức năng đô thị Tây Nam đường 70, dự án TP công nghệ xanh Đại Mỗ...
Vợ chồng anh chị Hoàng Quyên-Hoàng Mai đến từ Thái Bình cho biết, sau nhiều năm làm việc tại Hà Nội 2 vợ chồng cũng tích cóp được khoản tiền nhỏ với mong muốn mua được căn nhà để yên tâm an cư lập nghiệp. Tuy nhiên giá căn hộ liên tục tăng trong những năm qua nên nhiều khi anh chị cảm thấy kiệt sức không hiểu đến khi nào giấc mơ ấy mới thành hiện thực. Trước thông tin sẽ có một lượng lớn nguồn cung NƠXH có giá cả hợp lý sẽ được triển khai, vợ chồng anh khấp khởi vui mừng mong ngóng và săn lùng thông tin với hi vọng được chạm tay đến giấc mơ có nơi an cư của chính mình.
Để triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ NƠXH, Bộ Xây dựng sẽ thành lập Tổ công tác "gỡ vướng" cơ chế, chính sách hỗ trợ NƠXH. Theo đó, nhằm cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11-1-2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.
Bộ Xây dựng đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp gồm: Tập trung thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đầu tư công; phấn đấu giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công; bảo đảm an sinh xã hội, xác định nhu cầu và triển khai cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua NƠXH, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở...; hỗ trợ phục hồi DN, HTX, hộ kinh doanh, triển khai các khoản vay của chủ đầu tư các dự án NƠXH; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi; rà soát, tháo gỡ các rào cản về cơ chế, chính sách cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh…; tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ NƠXH.
Tuy nhiên, kết quả phát triển NƠXH vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nguyên nhân được cho là còn nhiều vướng mắc liên quan đến luật pháp đã cản trở sự phát triển của phân khúc này.
Vì vậy, bên cạnh các nguồn lực đến từ Nhà nước thì sự chung tay của các tập đoàn, DN tư nhân có trách nhiệm với xã hội sẽ là cánh tay nối dài giúp giải cơn khát nhà ở cho người dân. Là tín hiệu tích cực bảo đảm an sinh xã hội, góp phần giải quyết nhu cầu về nhà, khắc phục tình trạng lệch pha cung-cầu (thừa phân khúc cao cấp, thiếu phân khúc bình dân).
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại