Người bị thu hồi đất sẽ được bồi thường bằng nhiều hình thức khác nhau
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành trình bày Tờ trình về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) |
Theo đó, sau gần 08 năm tổ chức thi hành Luật Đất đai tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ, khả thi cho việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đất đai đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng đất còn tồn tại, hạn chế về: quy hoạch sử dụng đất, chưa giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thị trường quyền sử dụng đất phát triển chưa ổn định; tài chính đất đai và giá đất chưa phản ánh đúng thực tế thị trường; năng lực quản lý nhà nước, cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin đất đai chưa được hoàn thiện; thoái hóa, ô nhiễm đất, xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều nơi, dẫn đến giảm độ màu mỡ, chức năng sản xuất của đất; nguồn lực đất đai chưa được khai thác, phát huy đầy đủ và bền vững; khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn xảy ra ở nhiều nơi.
Những tồn tại, bất cập nêu trên có nguyên nhân do hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN yêu cầu phát triển của đất nước; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch có liên quan chưa đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ; giá đất chưa phản ánh thực tế thị trường; việc thực hiện pháp luật về đất đai có lúc, có nơi còn chưa nghiêm...
Tăng cường công khai, minh bạch, bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tiếp cận đất đai:
Thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW về cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm; kiểm soát và phân cấp, phân quyền trong công tác chuyển mục đích sử dụng đất; thực hiện việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức tôn giáo; dự thảo Luật đã quy định:
Về cơ bản cho thuế đất trả tiền hằng năm, Dự thảo Luật đã quy định 02 trường hợp NN cho thuê đất trả tiền một lần cả đời cho thời gian thuê gồm: Sử dụng đất để thực hiện Dự án đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; Sử dụng đất khu, cụm công nghiệp, khu chế xuát, khu công nghệ cao. Đối với các trường hợp còn lại thì NN cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm (Điều 59)
Về chủ trương giao đất, cho thuê chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, dự thảo Luật đã quy định: (1) Cụ thể các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu dự án có sử dụng đất (Điều 64); (2) Các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất chủ yếu phục vụ lợi ích nhà nước và xã hội mà yếu tố giá đất không phải là quyết định(Điều 65); (3) Đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án cần thu giá trị gia tăng cao, quỹ đất đấu giá gồm đất “sạch và đất “chưa sạch” nhưng đạt được sự đồng thuận của tối thiểu 80% người sử dụng đất. Để vừa lựa chọn được chủ đầu tư sử dụng đất hiệu quả nhất và vừa đảm bảo thu ngân sách dự thảo Luật đã quy định điều kiện để tham gia đấu giá quyền sử dụng đất (Điều 66, Điều 67).
Về tăng cường phân cấp, phân quyền, dự thảo Luật đã quy định phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích đối với các dự án có sử dụng vào đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định (Điều 61).
Để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đất đai,dự thảo luật đã bổ sung quy định chủ đầu tư kết cấu hạ khu công nghiệp có trách nhiệm dành quỹ đất công nghiệp đã đầu tư kết cấu hạ tầng để cho thuê đất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở di dời do ô nhiễm môi trường (Điều 172).
Giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư:
Thể chế hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW về thu hồi đất; việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; khai thác quỹ đất phụ cận các công trình kết cấu hạ tầng; cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai..., dự thảo Luật đã quy định:
Cụ thể các trường hợp thu hồi đất theo tính chất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và bổ sung trường hợp thu hồi đất đối với các dự án màđược trên 80% người có đất thu hồi đồng ý(Điều 70).
Quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đi trước một bước so với quyết định thu hồi đất (Điều 77).
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo Thẩm tra Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) |
Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc bồi thường theo hướng đa dạng các hình thức bồi thường đối với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, ngoài việc bồi thường bằng đất có cũng mục đích, bằng tiền, dự thảo đã bổ sung bồi thường bằng đất khác hoặc nhà ở nếu địa phương còn quỹ đất, quỹ nhà ở và người sử dụng đất có nhu cầu(Điều 81); bồi thường đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền với đất đang sử dụngtheo bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình (Điều 91).
Bổ sung quy định về hỗ trợ đối với người có đất bị thu hồi nhưng hạn chế khả năng lao động (Điều 97). Quy định khu tái định cư phải xây dựng hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền; có điều kiện để đảm bảo cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ(Điều 98). Quy định việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án riêngđể thực hiện trước nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án (Điều 102).
Về người sử dụng đất (Điều 6), có ý kiến cho rằng dự thảo Luật chưa quy định về người sử dụng đất là cá nhân nước ngoài cũng như việc tiếp cận đất đai có điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài. Việc tiếp cận đất đai đối với người nước ngoài là vấn đề phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, Nghị quyết 18 cũng không đề cập đến nội dung về công nhận quyền sử dụng đất đối với cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam cũng như không đặt ra vấn đề về tiếp cận đất đai đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động cụ thể hơn đối với nội dung này, trường hợp cần thiết đề nghị xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi quy định cụ thể trong dự thảo Luật.
Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy định về tầm nhìn, căn cứ lập, mối quan hệ, vị trí của quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (chưa được quy định trong Luật Quy hoạch) trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng và quy hoạch tỉnh phải tuân thủ các nguyên tắc quy định trong Luật Quy hoạch.
Về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 86), Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát, quy định cụ thể hơn về điều kiện, tiêu chí cụ thể đối với trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; rà soát các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 86, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết 18 và Hiến pháp, xác định rõ tính chất vì lợi ích quốc gia, công cộng để tránh lạm dụng, thu hồi đất tràn lan, không đúng bản chất, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người có đất thu hồi.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại