Thứ ba 28/03/2023 03:20

Nghi thức cúng rằm tháng Giêng chuẩn theo phong tục truyền thống

Theo phong tục truyền thống, rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên. Từ xa xưa, trong dân gian đã truyền tụng những câu như: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” hoặc “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Điều này cho thấy, rằm tháng Giêng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc.
Mâm cỗ chay dâng cúng Phật.
Mâm cỗ chay dâng cúng Phật.

Ngày giờ đẹp cúng rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023

Người Việt rất coi trọng việc cúng lễ trong ngày Rằm tháng Giêng bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới. Dân gian cũng quan niệm rằng, cúng lễ vào ngày chính rằm là tốt nhất. Bởi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, phúc khí vượng, khi thành tâm cầu cúng ắt được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Theo Lịch vạn niên, rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023 vào ngày chủ nhật (tức ngày 5/2 dương lịch). Theo lịch can chi là ngày Giáp Ngọ, ngũ hành Kim, ngày cát lành, thích hợp nhất để tiến hành nghi lễ cúng Rằm.

Ngoài ngày chính rằm (tức 15 tháng Giêng năm nay), ngày 14 âm lịch cũng được đánh giá là ngày đẹp để tiến hành lễ rằm. Ngày này vào thứ bảy, (tức ngày mùng 4/2 dương lịch), ngày Hoàng đạo.

Các khung giờ đẹp để cúng rằm tháng Giêng 2023:

Ngày chính Rằm (15 tháng Giêng), khung giờ tốt gồm: Đinh Mão (5h-7h): Giờ Ngọc Đường hoàng đạo, Canh Ngọ (11h-13h): Giờ Tư Mệnh hoàng đạo, Nhâm Thân (15h-17h): Giờ Thanh Long hoàng đạo, Quý Dậu (17h-19h): Giờ Minh Đường hoàng đạo.

Ngày 14 tháng Giêng, khung giờ tốt gồm: Bính Thìn (7h-9h): Tư Mệnh hoàng đạo, Mậu Ngọ (11h-13h): Thanh Long hoàng đạo, Kỷ Mùi (13h-15h): Minh Đường hoàng đạo, Nhâm Tuất (19h-21h): Kim Quỹ hoàng đạo.

Một số chuyên gia phong thủy cho rằng, khung giờ cúng rằm Tháng Giêng tốt nhất là giờ Ngọ (11h-13h). Bởi đây là thời điểm thần Phật giáng thế, nghiệm chứng cho lòng thành của gia chủ và ban phát điều lành cho chúng sinh.

Nên tiến hành cúng rằm tháng Giêng 2023 vào thời điểm từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch. Sau thời gian này, việc cúng khấn sẽ kém linh nghiệm.

Nghi thức cúng rằm tháng Giêng chuẩn theo phong tục truyền thống
Mâm cỗ chay dâng cúng chư vị thần linh, gia tiên.

Lễ vật cúng rằm tháng Giêng

Các gia đình có thể soạn sửa mâm lễ vật cúng rằm tháng Giêng tùy theo điều kiện kinh tế và phong tục tập quán vùng miền sao cho phù hợp, cốt ở tâm thành.

Thông thường, nên chuẩn bị 2 mâm: Cỗ chay dâng cúng Phật, cỗ mặn dâng cúng thần linh, gia tiên.

Mâm cỗ chay dâng Phật gồm:

Hoa, quả

Chè, xôi

Các món đậu

Bát xào

Bánh trôi nước

Lưu ý: Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Nên có món chè trôi nước với ước nguyện toàn gia cả năm bình an, hạnh phúc tròn đầy.

Mâm cỗ mặn cúng chư vị thần linh, gia tiên gồm:

1 con gà luộc

5 lạng thịt vai luộc

1 bát canh (canh bóng, canh măng, canh mọc,...)

1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa nem

1 đĩa giò

1 đĩa xôi gấc

1 đĩa hoa quả

Hoa tươi, vàng mã, hương thơm, đèn nến, trầu cau, rượu, nước trắng.

Những lưu ý đặc biệt trong nghi lễ cúng rằm tháng Giêng:

+ Bày mâm lễ chay dâng Phật và mâm lễ mặn cúng thần linh, gia tiên tách biệt ở các vị trí khác nhau, không nên để chung cùng một nơi.

+ Nên làm việc thiện, phóng sinh, thả đèn hoa đăng vào ngày rằm tháng Giêng để tăng phúc – thọ - lộc – khang – ninh cho mọi người trong gia đình.

+ Tuyệt đối không cúng hoa giả, trái cây giả, món chay giả mặn.

+ Tuyệt đối không câu cá, bẫy chim thú, sát sinh.

+ Không gây gổ, cãi cọ.

Thông tin trong bài có tính chất tham khảo!

Chạp mộ - phong tục lưu giữ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp
Văn khấn cúng Tất niên Tết Quý Mão 2023 theo truyền thống Việt Nam
Văn khấn ngày vía Thần Tài năm Quý Mão 2023 theo truyền thống Việt Nam
Diệu Viên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Biên kịch The Glory chính thức lên tiếng về khả năng sản xuất tiếp phần 3

Biên kịch The Glory chính thức lên tiếng về khả năng sản xuất tiếp phần 3

Bên cạnh việc chia sẻ về những kỷ niệm trong quá trình đóng The Glory (Vinh quang trong thù hận), biên kịch Kim Eun Sook cũng chính thức tiết lộ về khả năng ê-kíp sản xuất tiếp phần 3.
Con trai Khánh Thi - Phan Hiển lần đầu sang châu Âu thi khiêu vũ, "ẵm" ngay giải quán quân

Con trai Khánh Thi - Phan Hiển lần đầu sang châu Âu thi khiêu vũ, "ẵm" ngay giải quán quân

Mới đây, con trai của cặp đôi Khánh Thi - Phan Hiển đã xuất sắc giành giải quán quân tại một cuộc thi khiêu vũ thể thao.
Thực hư chuyện Noo Phước Thịnh mặc trang phục chú rể, đưa cô dâu vào lễ đường

Thực hư chuyện Noo Phước Thịnh mặc trang phục chú rể, đưa cô dâu vào lễ đường

Mới đây, mạng xã hội xôn xao trước hình ảnh nam ca sĩ Noo Phước Thịnh diện vest trắng bảnh bao, khoác tay một cô gái mặc váy cưới tiến vào lễ đường.
Món quà từ những người đặc biệt

Món quà từ những người đặc biệt

Với Ngọc Hà, mẹ và những bệnh nhân chính là những người đặc biệt, truyền cảm hứng tích cực cho cô vững bước trên cuộc hành trình nhiều nhọc nhằn nhưng đầy ý nghĩa.
Sách nằm im là sách chết

Sách nằm im là sách chết

Luôn tâm niệm “sách nằm im trên giá là sách chết”, đồng thời, với mong muốn những cuốn sách lan tỏa tri thức, tình yêu văn hóa đọc đến mọi người, anh Hoàng Quý Bình, cựu sinh viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã quyết định thành lập thư viện D Free Book vào
10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2022

10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2022

Thành đoàn Hà Nội vừa công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2022 trên các lĩnh vực: Học tập, nghiên cứu khoa học; Lao động sáng tạo, phát triển kinh tế; Quốc phòng - an ninh; Thể dục thể thao; Văn hóa nghệ thuật và Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ sớm thông tin về kết quả hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ sớm thông tin về kết quả hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

Trong cuộc họp báo thường kỳ quý I/2023, diễn ra sáng 24/3 tại Hà Nội, Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định Bộ sẽ sớm thông tin về kết quả hồi hương ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – Vẻ đẹp thuần khiết”: Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, xây dựng hy vọng tương lai

Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – Vẻ đẹp thuần khiết”: Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, xây dựng hy vọng tương lai

Ngày 25/3/2023, Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) phối hợp với Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức triển lãm “Nghệ thuật Sen Việt 2023 – Vẻ đẹp thuần khiết” tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Triển lãm sẽ trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Phật tử Kim Đức, tôn vinh hình tượng hoa Sen – biểu tượng của sự tinh khiết, quyền lực và trí tuệ.
Tháng của tuổi trẻ cùng trở về quá khứ hào hùng, anh dũng của dân tộc

Tháng của tuổi trẻ cùng trở về quá khứ hào hùng, anh dũng của dân tộc

Tháng Ba - tháng thanh niên - tháng của tuổi trẻ, nhiều cán bộ, đoàn viên, thanh niên của Thủ đô Hà Nội đã cùng trải nghiệm chương trình “Đêm thiêng liêng 3: Lửa thanh xuân” tại Khu di tích lịch sử Hỏa Lò - địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn X
Phiên bản di động