Thứ sáu 19/04/2024 02:34

Ngành văn hóa có quá dễ dãi trong việc cho phép và quản lý lễ hội?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) “Mỗi năm nước ta có tới gần 8000 lễ hội dân gian và hội làng, tức là trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có 22 lễ hội và mỗi 1 giờ trung bình có 1 lễ hội diễn ra, có phải là đã quá nhiều? Ngành văn hóa có quá dễ dãi trong việc cho phép và quản lý lễ hội không?

Chiều 13-6, tiếp tục phiên chất vấn, các ĐBQN đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện.

Bộ trưởng nhận trách nhiệm trước khi trả lời chất vấn

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, có 3 nhóm vấn đề được các ĐBQH chọn để chất vấn Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL): Vấn đề quản lý, cấp phép các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; khai thác, sử dụng các công trình văn hóa, thể thao; tổ chức lễ hội; giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử; xây dựng nếp sống văn hóa và bảo tồn, phát triển văn hóa xã hội; Công tác quản lý và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch ngành du lịch.

Phát biểu trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, những sự việc gần đây xảy ra liên quan đến công tác quản lý nhà nước tại Cục nghệ thuật biểu diễn và Tổng cục Du lịch, cho dù vì bất cứ lý do gì đều thật sự đáng tiếc, là bài học sâu sắc về công tác quản lý.

NGuyễn ngọc Thiện

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn

“Là Bộ trưởng, tôi xin nhận trách nhiệm của người đứng đầu đối với những sự việc vừa qua”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói.

Mở đầu phiên chất vấn, ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, tình trạng hướng dẫn viên “chui” đang làm giảm vẻ đẹp của du lịch, văn hóa Việt Nam. Đồng thời, các di tích nhiều nơi bị xuống cấp, nhưng không có kinh phí để khắc phục. Là cơ quan quản lý, Bộ trưởng có trách nhiệm và giải pháp gì?

Trả lời ĐBQH, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết ở nhiều thành phố đặc biệt trong mùa du lịch, lượng khách tham quan tăng đột biến dẫn đến tình trạng hướng dẫn viên du lịch “chui”. Hiện nay, cả nước có 18.960 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có hơn 11.000 lượt quốc tế và gần 8000 lượt người Việt. Có nhiều thị trường gần như khi khách vào không có hướng dẫn viên, nên thiếu hụt cục bộ hướng dẫn viên.

Để xử lý tình trạng đó, Bộ đã cấp thẻ hướng dẫn viên, công khai danh sách hướng dẫn viên được cấp thẻ trên trang web hướng dẫn viên và ban hành các văn bản chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành. Đồng thời, đưa ra các giải pháp để tập trung giải quyết như đào tạo hướng dẫn viên, bổ sung những điểm có khách du lịch tăng cao, tăng cường sử dụng hướng dẫn viên từ các địa phương khác đến làm việc, phát triển đội ngũ thuyết minh viên bổ sung cho những điểm có khách du lịch tăng cao.

Theo Bộ trưởng VHTT&DL, cả nước có hơn 40 nghìn di tích được kiểm kê. Di tích thường làm bằng gỗ nên bị xuống cấp, cần có nguồn đầu tư tôn tạo, tu bổ. Nhưng từ năm 2016 - 2017 không còn Chương tình mục tiêu quốc gia về bảo tồn văn hóa mà giao về chi địa phương, nên cần phải kêu gọi xã hội hóa, gắn trùng tu với bảo tồn di tích.

Trung bình hơn 1 giờ có 1 lễ hội diễn ra

ĐBQH Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) cho rằng, Bộ trưởng đã chỉ ra 3 hạn chế trong quản lý văn hóa, nhưng 7 giải pháp nêu ra lại không có giải pháp nào liên quan trực tiếp đến thanh lọc, xử lý những bất cập về yếu tố con người. Bộ trưởng có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này trong nhiệm kỳ của mình?

Triệu Thế Hùng - tỉnh Lâm Đồng

ĐBQH Triệu Thế Hùng chất vấn ngành văn hóa có dễ dãi khi quản lý lễ hội?

ĐBQH Hoàng Tất Thắng đặt vấn đề, trong báo cáo của Bộ VHTT&DL về phần quản lý cấp phép, khi đọc ĐBQH có cảm giác công tác quản lý của Bộ là cấp phép, xin phép. “Phải chăng vì thiên về hoạt động xin phép, cấp phép nên cơ quan của Bộ đã làm những việc không cần làm như quyết định phổ biến các bài hát, trong đó có cả Quốc ca. Bộ trưởng đánh giá trong cấp phép hoạt động văn hóa nghệ thuật có bất cập gì, trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu”, ông Thắng chất vấn.

Cho rằng, sự việc xảy ra vừa qua do năng lực cán bộ, nếu năng lực tốt đã không xảy ra những cái sai không đáng, sai về nghiệp vụ sơ đẳng như vậy, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhận trách nhiệm về việc này và cho biết, Bộ VHTT&DL đã tiến hành làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân. Trên cơ sở đó sẽ có các giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ và thuyên chuyển cán bộ.

ĐBQH Triệu Thế Hùng (Lâm Đồng) cho rằng, hàng năm có quá nhiều lễ hội diễn ra và tình trạng lợi dụng tín ngưỡng để cầu lợi đang gia tăng. Việc bỏ bê công việc để tham dự lễ hội làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lao động, rất ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay.

“Mỗi năm nước ta có tới gần 8000 lễ hội dân gian và hội làng, tức là trung bình mỗi ngày ở Việt Nam có 22 lễ hội và mỗi 1 giờ trung bình có 1 lễ hội diễn ra, có phải là đã quá nhiều? Ngành văn hóa có quá dễ dãi trong việc cho phép và quản lý lễ hội không? Xin Bộ trưởng cho biết sẽ có chính sách gì, giải pháp nào để cải thiện về tình trạng lễ hội hiện nay”, đại biểu chất vấn.

Trả lời đại biểu Triệu Thế Hùng, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, nhìn chung các lễ hội đều được tổ chức văn minh, nhưng vẫn còn một số lễ hội có hành vi phản cảm. Để chấn chỉnh, Bộ đang xây dựng Nghị định để quản lý, bên cạnh đó các địa phương, các ban tổ chức lễ hội, người dân tham gia lễ hội phải nâng cao trách nhiệm của mình.

P.Thảo / PL&XH

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động