Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2024 tăng 9,2%
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênSản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Tổng công ty May 10. Ảnh: Quỳnh Chi |
Vẫn còn nhiều thách thức
Theo báo cáo của VITAS, sản xuất và xuất khẩu dệt may trong năm 2023 chịu nhiều áp lực, thách thức lớn từ suy thoái kinh tế toàn cầu, dư âm của đại dịch Covid-19 vẫn còn hiện hữu. Đặc biệt, vấn đề lạm phát ở các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, châu Âu khiến sức mua giảm, đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá...
Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn xuất hiện một vài điểm sáng như xuất khẩu hàng dệt may sang một số thị trường vẫn tăng như: Nhật Bản, Austrailia, Nga... Mặt khác, các DN dệt may cũng đã mở thêm được một số thị trường mới tại châu Phi và Trung Đông. Điều này góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may không bị giảm sâu trong bối cảnh sức mua giảm mạnh.
Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang cho rằng, ngành dệt may Việt Nam nhìn chung vẫn tiếp tục xu hướng phục hồi. Nhờ sự nỗ lực vượt khó của các DN đã giúp tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2023 đạt hơn 40,3 tỷ USD, qua đó, ngành cũng kỳ vọng và đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2024 đạt khoảng 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với 2023.
Để hoàn thành mục tiêu này, từ nay đến năm 2030, ngành dệt may sẽ chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn. Giai đoạn từ 2031 - 2035, phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; hoàn thiện chuỗi giá trị trong nước và tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Xuất khẩu và tiêu thụ trong nước bằng các thương hiệu riêng mang tầm khu vực và thế giới.
Trong đó, giải pháp chính của ngành dệt may vẫn sẽ đến từ việc đầu tư cho phát triển bền vững, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực; trong đó thu hút các dự án dệt-nhuộm-hoàn tất công nghệ cao vào các khu công nghiệp; đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường; đầu tư phát triển ngành thời trang dệt may... Bên cạnh đó, đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực marketing, tìm kiếm khách hàng trực tiếp, phát triển thương hiệu, sản phẩm mới…
Các giải pháp chính cho mục tiêu xuất khẩu
Chia sẻ Hội nghị TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV & Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, năm tới vẫn sẽ còn nhiều thách thức từ thế giới và khu vực sẽ tác động lớn đến xuất khẩu, đầu tư, dòng tiền…, thị trường phục hồi nhưng tương đối chậm… Do vậy, T.S Lực đề xuất một số giải pháp đối với DN như: Cơ cấu lại hoạt động; Chủ động tìm hiểu, tiếp cận các Chương trình, gói hỗ trợ nhất là các gói hỗ trợ tài khóa, thuế - phí, tín dụng…
Nhằm đảm bảo mục tiêu xuất khẩu đề ra trong năm 2024, ông Trương Văn Cẩm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VITAS cho biết, đối với giải pháp về đầu tư phát triển bền vững, VITAS sẽ thu hút các dự án dệt-nhuộm-hoàn tất công nghệ cao vào các KCN. Mạnh dạn đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường cũng như phát triển ngành thời trang dệt may. Đối với giải pháp về thị trường, ngành dệt may tiếp tục đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu, bằng cách nâng cao năng lực marketing, tìm kiếm khách hàng trực tiếp. Tăng cường liên kết chuyển dần từ gia công (CMT) sang FOB, ODM, OBM và tập trung phát triển thương hiệu, sản phẩm mới.
Ông Cẩm cũng kiến nghị Nhà nước sớm triển khai sớm gói 120.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi cho xây nhà ở xã hôi, nhà ở công nhân, qua đó ban hành các tiêu chí phù hợp để người có thu nhập thấp được thụ hưởng chính sách. Tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho DN để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, nhất là cho các ngành nghệ khó đào tạo như kỹ sư dệt, nhuộm, thiết kế, cho đổi mới công nghệ, kỹ năng xanh, kỹ năng chuyển đổi số.
Ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, để tìm cơ hội trong thách thức, ngành dệt may Việt Nam cần chủ động nguồn nguyên liệu xanh, tái chế, tăng dần tỷ trọng sợi tái chế trong sản phẩm vải cũng như sợi hữu cơ đối với các sản phẩm mới; đầu tư cải tạo nhà máy bằng việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà, sử dụng nguyên liệu đốt trong lò hơi từ than sang điện. |
Ngành dệt may, da giày đối diện với nhiều thách thức | |
Phủ “xanh” da giầy, dệt may để chặn đà lao dốc xuất khẩu | |
Ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2024 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại