Nâng cao nghiệp vụ theo dõi thi hành pháp luật
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênĐồng chí Nguyễn Bích Thủy - cán bộ Sở Tư pháp Hà Nội làm việc tại lớp tập huấn huyện Thanh Trì tổ chức vừa qua (Ảnh Thanh Hồng) |
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Huy Toàn cho biết, xử lý vi phạm hành chính là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương hành chính trong đời sống kinh tế - xã hội. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của Nhân dân, tổ chức.
Với vai trò quan trọng như vậy, huyện triển khai các chương trình tập huấn, phổ biến pháp luật, tập trung đi sâu liên hệ, phân tích làm rõ các nội dung của Luật sát với tình h́nh thực tiện của địa phương, định hướng cho cán bộ ban, ngành, đơn vị nắm vững.
Qua đó, phát huy tối đa tinh thần trách nhiệm, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung đã được tiếp thu nhằm giúp cho cán bộ, Nhân dân nâng cao tŕnh độ hiểu biết pháp luật, xây dựng ý thức sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật...
Đồng chí Nguyễn Bích Thủy - cán bộ Sở Tư pháp Hà Nội là báo cáo viên truyền đạt những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13-11-2020; hướng dẫn các kỹ năng cơ bản trong áp dụng pháp luật, thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính nói riêng, đồng thời trao đổi, giải đáp cụ thể các tình huống phát sinh trong thực tiễn thi hành pháp luật.
Theo đó, so với Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có một số điểm mới nổi bật như: Tăng mức phạt tiền tối đa của nhiều lĩnh vực gồm: Giao thông đường bộ; Phòng, chống tệ nạn xã hội tăng từ 40 triệu lên 75 triệu đồng; Cơ yếu, Giáo dục, Quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia từ 50 triệu lên 75 triệu đồng; Điện lực từ 50 triệu lên 100 triệu đồng; Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ 100 triệu lên 200 triệu đồng; Báo chí từ 100 triệu lên 250 triệu đồng; Kinh doanh bất động sản từ 150 triệu lên 500 triệu đồng.
Bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa của một số lĩnh vực, gồm: Tín ngưỡng; Đối ngoại: 30 triệu đồng; Cứu nạn, cứu hộ: 50 triệu đồng; In; An toàn thông tin mạng: 100 triệu đồng; Sở hữu trí tuệ: 250 triệu đồng.
Bổ sung thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Trưởng CA cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng, Trưởng Phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng Phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Đội trưởng Đội đặc nhiệm Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ đội Biên Phòng…
Tăng thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, theo Luật năm 2012 bao gồm cả thứ 7, Chủ nhật, ngày nghỉ lễ, Tết nên thời gian rất ngắn, gây khó khăn cho người xử phạt nhất là lập biên bản vào ngày cuối tuần, nghỉ lễ, tết. Vì thế, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 đã sửa đổi theo hướng từ tính ngày sang ngày làm việc và tăng thời hạn xử phạt đối với trường hợp phải chuyển hồ sơ.
Thay đổi thời hiệu xử phạt một số lĩnh vực, trước đây, chỉ hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế. Tuy nhiên, theo Luật mới, tất cả vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Bổ sung trường hợp phải tạm giữ người theo thủ tục hành chính, chỉ được áp dụng trong các trường hợp: Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác; Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về Phòng, chống bạo lực gia đình; Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
Nơi lập biên bản vi phạm hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 đã quy định cụ thể địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính là phải nơi xảy ra vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.Về nội dung biên bản: Luật 2020 bổ sung quy định biên bản phải mô tả vụ việc, hành vi vi phạm...
Chuyển biên bản vi phạm hành chính trong trường hợp không thuộc thẩm quyền của người lập biên bản: Luật đã quy định cụ thể trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, người lập biên bản phải chuyển biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt (trước đây chỉ quy định chuyển ngay, không ghi rõ thời gian là bao lâu).
Bổ sung quy định về sửa chữa sai sót biên bản vi phạm hành chính: Luật 2020 bổ sung quy định: Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung tiến hành xác minh tình tiết vi phạm.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Huy Toàn cho biết, việc triển khai, tập huấn Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm kịp thời cập nhật, bổ sung các điểm mới của Luật, giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương và người có chức năng tham mưu, thẩm quyền xử lý, xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn huyện Thanh Trì nắm vững, từ đó góp phần triển khai tổ chức thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn huyện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại