Năm 2022 sẽ xem xét, thông qua 5 dự án luật ngành khoa học, công nghệ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBên cạnh Luật Sở hữu trí tuệ, ngành Khoa học công nghệ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Năng lượng nguyên tử. |
Các dự án luật bao gồm: Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Năng lượng nguyên tử.
Tháng 4-2022, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ báo cáo Bộ Chính trị Đề án phát triển công nghệ sinh học cho giai đoạn tới và dự kiến Trung ương sẽ ban hành một Nghị quyết riêng về nội dung này. Đây là chủ trương lớn trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ, nên các địa phương cần chủ động tham mưu với Thành ủy, Tỉnh ủy tổ chức triển khai ngay sau khi Nghị quyết được ban hành.
Đối với chỉ số đổi mới sáng tạo cấp tỉnh, dự kiến sẽ thí điểm tại một số địa phương đại diện cho 7 vùng kinh tế để rút kinh nghiệm triển khai rộng trong toàn quốc. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để các địa phương nhìn nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu về Khoa học và Công nghệ và đổi mới sáng tạo, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả.
Năm 2022 được Đại Hội đồng Liên Hợp quốc chọn là Năm quốc tế khoa học cơ bản vì sự phát triển bền vững và cũng là năm đầu tiên Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hưởng ứng Ngày Đổi mới sáng tạo thế giới (21-4). Do đó, các Sở Khoa học và Công nghệ cần quan tâm đến hai sự kiện này, chủ trì tổ chức các hoạt động tại địa phương, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.
Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 đang được Chính phủ xem xét sớm ban hành, nên các địa phương quan tâm thực hiện ngay trong năm 2022 bằng các kế hoạch, đề án cụ thể, phù hợp với đặc điểm từng địa phương.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại