Mua sắm trực tuyến - những cảnh báo cần thiết
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo báo cáo về chỉ số thương mại điện tử Việt Nam – được thực hiện bởi Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam – VECOM: Năm 2017, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử được đánh giá tiếp tục ở mức cao.
Đặc biệt là đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến có sự phát triển rõ rệt, khảo sát thực tế qua hàng nghìn website thương mại điện tử, cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 là 35%. Một số DN chuyển phát còn cho thấy tốc độ tăng trưởng ở con số khủng khiếp hơn (từ 62% đến 200%).
Còn theo thông tin từ Cty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017 tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%.
Mua sắm trực tuyến đang có những bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Gia Ân |
Xuất phát từ bản chất trực tuyến, NTD sẽ có được nhiều lợi ích như nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận thông tin, so sánh giá cả, tiết kiệm thời gian. Phương thức thanh toán cũng đa dạng, có thể trả tiền trực tiếp sau khi nhận hàng qua người vận chuyển hoặc thanh toán bằng tài khoản ngân hàng điện tử và khiến cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn. Từ những tính năng ưu việt này mà thương mại điện tử đã chiếm lĩnh nhanh chóng, phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Việc mua sắm trực tuyến cũng cho khách hàng nhiều cách thức đa dạng như mua sắm qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, qua mạng xã hội hay qua chương trình quảng cáo trên báo, đài hoặc ti vi. Sau khi xem quảng cáo, khách hàng lựa chọn và gọi điện đến nhà cung cấp để thỏa thuận giá cả, giao dịch…
Mặc dù đưa đến nhiều thuận lợi và ưu thế, nhưng hình thức mua sắm này cũng tiềm ẩn không ít những rủi ro. Đó là vì mua sắm trực tuyến, nên NTD không thể nhìn thấy sản phẩm mà mình lựa chọn một cách trực tiếp, cũng như là có thể cầm sản phẩm để cảm nhận, đánh giá về hình dáng, màu sắc và chất lượng của sản phẩm…
Vì thế, đôi khi khách hàng mua đồ được chuyển đến không như những gì khách hàng suy nghĩ, thậm chí là không giống như những gì sản phẩm được quảng cáo. Hay thậm chí là nguồn gốc của sản phẩm khách hàng cũng không thể đánh giá được, NTD sẽ có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Trong khi đó, việc tiếp nhận phản ánh của khách hàng nhiều khi lại không nhanh chóng như bản chất của trực tuyến.
Trong một số trường hợp, NTD còn gặp rủi ro về quá trình chuyển phát hàng hóa, thời gian giao hàng chậm muộn, hàng nhận được bị vỡ, hỏng…
Vì vậy, theo Cục Cạnh tranh và bảo vệ NTD, Bộ Công thương, để mua sắm trực tuyến thực sự là hình thức mua sắm mang lại nhiều tiện ích và thị trường điện tử thực sự trở thành một hình thức kinh doanh văn minh, NTD nên mua hàng tại những trang web uy tín, được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng (địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…).
Đồng thời, cần tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web (Term&Conditions), nhất là quy định bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận; tìm hiểu kỹ về sản phẩm/dịch vụ trước khi mua (nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá (review) tránh trường hợp mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng. Đặc biệt, cần cảnh giác với những yêu cầu cung cấp thông tin từ những trang web lạ như: họ tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, tiền sử khám bệnh… Đây có thể là những trang web sử dụng thông tin NTD trái với quy định pháp luật, gây phiền toái hoặc thậm chí nhằm đánh cắp các thông tin tài chính.
Đồng thời, cảnh giác với thông báo về việc trúng thưởng phiếu mua hàng dùng để mua sản phẩm của Cty, theo đó phiếu mua hàng thường có giá trị nhỏ hơn giá trị sản phẩm, NTD phải chi thêm một khoản tiền nữa. Tuy nhiên, khi nhận hàng thì sản phẩm thường có giá trị thấp hơn so với khoản tiền NTD đã bỏ ra. Và cảnh giác tương tự với hình thức thông báo trúng thưởng và NTD phải đóng tiền thuế/phí để nhận được sản phẩm.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại