Thứ tư 15/01/2025 15:57

Một số cơ chế bảo hộ liên quan đến tri thức truyền thống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Việc bảo vệ tri thức truyền thống tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết do những thách thức lớn mà nó đang phải đối mặt. Thực tế, cần phải có một khung pháp lý rõ ràng để tri thức truyền thống không bị khai thác không công bằng và khó bảo vệ quyền lợi cho các cộng đồng bản địa.
Ba thế hệ gia đình nghệ nhân Ngô Văn Xiêm và bà Lưu Thị Hiền làm nghề ướp trà sen Tây Hồ. Ảnh: Nguyễn Hoa
Ba thế hệ gia đình nghệ nhân Ngô Văn Xiêm và bà Lưu Thị Hiền làm nghề ướp trà sen Tây Hồ. Ảnh: Nguyễn Hoa

Trên thực tế, nhiều tri thức truyền thống (Traditional Knowledge - TK) như các bài thuốc cổ truyền, các món ăn đặc sản vùng miền, sản phẩm thủ công từ các làng nghề, hay những bí quyết gia truyền độc đáo đã và đang mang những giá trị tinh thần và thương mại đáng kể. Tri thức truyền thống có thể được coi là kết quả của quá trình sáng tạo liên tục qua nhiều thế hệ, phát triển dựa trên kinh nghiệm và sự kiểm chứng thực tế. Mặc dù ban đầu được hình thành chủ yếu để phục vụ lợi ích của một cộng đồng cụ thể và không nhằm mục đích kinh doanh, nhưng qua quá trình phát triển của đời sống xã hội, những tri thức này được điều chỉnh để thích nghi với môi trường bên ngoài. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organisation – WIPO) đã đưa ra một cách hiểu về tri thức truyền thống như sau: là kiến thức, bí quyết, kỹ năng và thực hành được phát triển, duy trì và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một cộng đồng, thường tạo thành một phần bản sắc văn hóa hoặc tinh thần của cộng đồng đó.

Việc cấp quyền sở hữu trí tuệ cho tri thức truyền thống là một vấn đề phức tạp và thường khác biệt so với việc bảo hộ các đối tượng mang tính sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu,… hoặc quyền tác giả. Tri thức truyền thống thường không đáp ứng các tiêu chuẩn thông thường của đối tượng sở hữu công nghiệp như mang đặc tính sáng tạo về kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu về tính mới, khả năng áp dụng trong công nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có một số cơ chế bảo hộ liên quan đến tri thức truyền thống, mặc dù chúng không trực tiếp được cấp quyền sở hữu trí tuệ theo cách thông thường như sau:

Bảo hộ thông qua chỉ dẫn địa lý

Tại Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2019 có quy định "Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể". Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý được quy định tại Điều 79 và quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Điều 88 của luật này. Do đó, chỉ dẫn địa lý có thể bảo hộ tri thức truyền thống bằng cách bảo vệ các sản phẩm có xuất xứ từ một khu vực địa lý cụ thể, nơi tri thức truyền thống đó được phát triển và gìn giữ. Chỉ dẫn địa lý bảo vệ danh tiếng và đặc trưng của sản phẩm gắn liền với vùng địa lý đó.

Nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận được quy định tại Điều 4 Luật SHTT và quyền đăng ký nhãn hiệu tại Điều 87 của luật này. Hình thức này có thể được sử dụng để bảo vệ tri thức truyền thống. Một cộng đồng có thể đăng ký nhãn hiệu tập thể để bảo vệ sản phẩm truyền thống của mình, đảm bảo rằng chỉ những sản phẩm tuân thủ quy chế, các tiêu chuẩn nhất định mới được gắn nhãn hiệu này (quy định tại Khoản 4, Điều 105 Luật SHTT năm 2019). Ví dụ Bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu tập thể:

Nhãn hiệu tập thể "ABC": Được đăng ký và bảo hộ như một nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu này thuộc sở hữu của Hiệp hội Chè ABC. Các thành viên của Hiệp hội có quyền sử dụng nhãn hiệu này trên sản phẩm chè của mình nếu họ tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng và quy trình sản xuất đã được Hiệp hội đặt ra.

Bảo vệ và phát triển thương hiệu: Nhãn hiệu tập thể "ABC" giúp bảo vệ uy tín và chất lượng của sản phẩm chè ABC, đồng thời ngăn chặn việc sử dụng tên "ABC" trên các sản phẩm chè không đáp ứng các tiêu chuẩn đã đặt ra. Điều này giúp duy trì và phát huy giá trị của tri thức truyền thống liên quan đến sản xuất chè tại địa phương ABC.

Bảo vệ bí mật kinh doanh

Một số khía cạnh của tri thức truyền thống, đặc biệt là các công thức hoặc quy trình sản xuất bí mật, có thể được bảo vệ dưới dạng bí mật kinh doanh. Điều này đòi hỏi phải có các biện pháp hợp lý để giữ bí mật, và quyền bảo hộ tồn tại cho đến khi thông tin vẫn còn là bí mật (quy định tại Điều 84. Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ Luật SHTT năm 2019).

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đang tổ chức Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa”. Ảnh: Khánh Huy
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đang tổ chức Chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa”. Ảnh: Khánh Huy

Công nhận và bảo vệ trong luật di sản văn hóa

Nhiều quốc gia, bao gồm Việt Nam, bảo vệ tri thức truyền thống như một phần của di sản văn hóa phi vật thể. Tuy không cấp quyền sở hữu trí tuệ theo nghĩa truyền thống, nhưng Luật di sản văn hóa và Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (năm 2003) vẫn đảm bảo rằng tri thức này được tôn vinh, bảo tồn và không bị sử dụng trái phép. Điển hình, trong tháng 8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL công bố đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với "Tri thức dân gian Phở Nam Định tỉnh Nam Định" và Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL đối với "Tri thức may, mặc áo dài Huế trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia".

Quyền tiếp cận và chia sẻ lợi ích (Access and Benefit-Sharing - ABS)

Trong bối cảnh quốc tế, ABS là một công cụ quan trọng để bảo vệ và phát triển bền vững tri thức truyền thống. Quyền tiếp cận và chia sẻ lợi ích (ABS) là một nguyên tắc quan trọng trong việc bảo vệ tri thức truyền thống và tài nguyên sinh học, đảm bảo rằng lợi ích từ việc sử dụng các tài nguyên này được phân bổ công bằng. ABS xuất phát từ Công ước về Đa dạng Sinh học (CBD) năm 1992, và được cụ thể hóa trong Nghị định thư Nagoya (năm 2010). Các thỏa thuận ABS yêu cầu người sử dụng tài nguyên gen phải được sự đồng ý và đàm phán với quốc gia sở hữu thông qua hợp đồng MAT (Mutually Agreed Terms). ABS cũng liên quan mật thiết đến quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo rằng các cộng đồng bản địa được chia sẻ lợi ích từ việc thương mại hóa tri thức truyền thống. Tuy nhiên, thách thức lớn trong việc thực thi ABS là thiếu nhận thức, sự khác biệt pháp lý giữa các quốc gia, và việc bảo vệ quyền lợi của các cộng đồng bản địa.

Tranh chấp và bảo đảm quyền lợi liên quan đến tri thức truyền thống

Tranh chấp và bảo đảm quyền lợi liên quan đến tri thức truyền thống là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, do tri thức truyền thống thường có nguồn gốc từ cộng đồng và có tính chất tập thể. Các vấn đề thường gặp bao gồm:

Xác định quyền sở hữu

Chủ thể quyền sở hữu: tri thức truyền thống thường thuộc về cộng đồng hoặc nhóm người thay vì cá nhân, điều này dẫn đến khó khăn trong việc xác định ai có quyền sở hữu và quyền đại diện trong các tranh chấp.

Chồng chéo quyền lợi: Nhiều nhóm hoặc cộng đồng có thể tuyên bố quyền sở hữu cùng một loại tri thức, dẫn đến tranh chấp về ai là người có quyền bảo hộ hoặc sử dụng tri thức đó.

Sử dụng và khai thác thương mại

Sử dụng không công bằng: Một trong những vấn đề phổ biến là việc các công ty hoặc cá nhân sử dụng tri thức truyền thống cho mục đích thương mại mà không có sự đồng ý của cộng đồng sở hữu tri thức đó, dẫn đến tình trạng "chiếm đoạt văn hóa" (cultural appropriation).

Lợi nhuận không công bằng: Khi tri thức truyền thống được thương mại hóa, cộng đồng sở hữu có thể không nhận được phần lợi nhuận xứng đáng hoặc bị loại bỏ khỏi các quyết định liên quan đến việc sử dụng tri thức của họ.

Bảo hộ và bảo vệ quyền lợi

Khó khăn trong bảo hộ pháp lý: Hệ thống pháp luật hiện nay, đặc biệt là luật sở hữu trí tuệ, thường không phù hợp hoặc không đủ để bảo vệ tri thức truyền thống, do tính chất đặc thù và tập thể của nó.

Thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp: Trong nhiều trường hợp, thiếu các cơ chế hiệu quả để giải quyết tranh chấp liên quan đến tri thức truyền thống, dẫn đến việc các bên có thể phải dựa vào các giải pháp ngoài tòa án hoặc thông qua các tổ chức quốc tế.

Các du khách tham quan trưng bày tái hiện không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa tại Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Khánh Huy
Các du khách tham quan trưng bày tái hiện không gian Tết Đoan Ngọ Hà Nội xưa tại Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Khánh Huy

Giải quyết các tranh chấp liên quan đến tri thức truyền thống

Giải quyết các tranh chấp liên quan đến tri thức truyền thống (TTTT) cần dựa trên các căn cứ pháp lý ở cả cấp quốc gia và quốc tế. Dưới đây là một số căn cứ pháp lý chính:

Các công ước quốc tế

Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (năm 2003); Công ước về Đa dạng sinh học (CBD, năm 1992); Nghị định thư Nagoya (năm 2010); Công ước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về Quyền Sở hữu Trí tuệ (IP): WIPO đã triển khai nhiều sáng kiến nhằm xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo hộ tri thức truyền thống và tri thức bản địa thông qua các hiệp định quốc tế và các hướng dẫn về bảo hộ.

Pháp luật Việt Nam

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019): Luật này có thể bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến tri thức truyền thống, bao gồm quyền tác giả, và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, cần có những điều khoản chi tiết hơn để phù hợp với đặc thù của tri thức truyền thống.

Luật Di sản văn hóa Việt Nam (năm 2001, sửa đổi năm 2009): Luật này cung cấp các quy định về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bao gồm cả di sản văn hóa phi vật thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ tri thức truyền thống và giải quyết tranh chấp liên quan.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ môi trường: Những luật này có thể được áp dụng trong các tranh chấp liên quan đến việc sử dụng tri thức truyền thống trong sản phẩm thương mại và tác động đến môi trường hoặc cộng đồng sở hữu tri thức.

Cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án

Hòa giải và trọng tài: Các bên có thể sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, như hòa giải hoặc trọng tài, để giải quyết tranh chấp liên quan đến tri thức truyền thống một cách linh hoạt và ít tốn kém hơn so với quy trình tư pháp thông thường.

Tổng quan, để bảo vệ tri thức truyền thống, ngoài việc cần hoàn thiện các khung pháp lý, cần hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách sử dụng tri thức truyền thống hiệu quả trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đảm bảo các cộng đồng được hưởng lợi từ việc thương mại hóa tri thức, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Thúc đẩy sự kết hợp giữa tri thức truyền thống và công nghệ hiện đại để tạo ra giá trị mới. Cuối cùng, nâng cao giáo dục và nhận thức về tầm quan trọng của tri thức truyền thống bảo tồn và truyền tải các giá trị văn hóa, phát triển kinh tế bền vững cho các thế hệ tương lai.

Việc bảo vệ tri thức truyền thống tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết do những thách thức lớn mà nó đang phải đối mặt. Thực tế, cần phải có một khung pháp lý rõ ràng để tri thức truyền thống không bị khai thác không công bằng và khó bảo vệ quyền lợi cho các cộng đồng bản địa. Sự phức tạp trong việc xác định chủ sở hữu và phạm vi bảo hộ càng làm tăng nguy cơ tri thức này bị lợi dụng mà không có sự đền bù thỏa đáng. Đồng thời, các cộng đồng sở hữu tri thức truyền thống thường thiếu nguồn lực và kiến thức để tự bảo vệ mình. Vì vậy, nếu không có các biện pháp bảo vệ kịp thời, giá trị của tri thức truyền thống có thể bị suy giảm và mất đi trong quá trình phát triển, làm mất mát một phần quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Do đó, cần phải có các cơ chế bảo hộ toàn diện và bền vững để bảo tồn và phát huy giá trị của tri thức truyền thống trong bối cảnh hiện đại.
Sáng tạo nghệ thuật Tuồng trên sân khấu hiện đại
Độc đáo đèn lồng trung thu bằng giấy dó
Nghệ sĩ 9X với lối đi khác biệt
Linh Trí
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tân Á Đại Thành báo công dâng Bác: Xúc động và tự hào!

Tân Á Đại Thành báo công dâng Bác: Xúc động và tự hào!

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu năm mới 2025, chào mừng Tập đoàn Tân Á Đại Thành bước sang năm phát triển thứ 32, sáng 12/01/2025, Ban lãnh đạo Tập đoàn cùng gần 200 cán bộ quản lý trang trọng tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Quận Hoàn Kiếm: Tổng kết công tác Hội năm 2024 và phát động phong trào thi đua năm 2025

Quận Hoàn Kiếm: Tổng kết công tác Hội năm 2024 và phát động phong trào thi đua năm 2025

Sáng 14/1, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Hoàn Kiếm phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 và đợt thi đua đặc biệt thiết thực kỷ niệm 95 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam.
Tuổi trẻ Hoàn Kiếm vững bước dưới cờ Đảng quang vinh

Tuổi trẻ Hoàn Kiếm vững bước dưới cờ Đảng quang vinh

Ngày 13/1, Ban Thường vụ Quận đoàn Hoàn Kiếm phối hợp với Hội Cựu chiến binh quận tổ chức Diễn đàn “Vững bước dưới cờ Đảng quang vinh”.
Hà Nội gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị đến hết năm 2025

Hà Nội gia hạn thời gian thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị đến hết năm 2025

Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 16/TB-VP ngày 13/01/2025, truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp nghe báo cáo về kết quả triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị trên địa bàn TP.
Gần 1.500 thủ tục hành chính đủ điều kiện tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Gần 1.500 thủ tục hành chính đủ điều kiện tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Ngày 14/1, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 226/QĐ-UBND phê duyệt danh mục các thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tích hợp cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Năm 2025, Hà Nội tập trung giải quyết từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông

Năm 2025, Hà Nội tập trung giải quyết từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 13/1/2025 về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Hà Nội năm 2025.
Dự báo thời tiết 15/1: miền Bắc nhiều mây, trời rét đậm; Hà Tĩnh đến Bình Định mưa dông

Dự báo thời tiết 15/1: miền Bắc nhiều mây, trời rét đậm; Hà Tĩnh đến Bình Định mưa dông

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 15/1.
Dự báo thời tiết 14/1: miền Bắc không khí lạnh tăng cường; Nghệ An đến Bình Định có mưa

Dự báo thời tiết 14/1: miền Bắc không khí lạnh tăng cường; Nghệ An đến Bình Định có mưa

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 14/1.
Dự báo thời tiết 13/1: ngày nắng ở cả ba miền; vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm

Dự báo thời tiết 13/1: ngày nắng ở cả ba miền; vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 13/1.
Quy định mới về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

Quy định mới về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 28/2024/TT-BGDĐT quy định nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục và thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/2/2025.
Hà Nội: phấn đấu trở thành thành viên Mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO

Hà Nội: phấn đấu trở thành thành viên Mạng lưới “Thành phố học tập toàn cầu” của UNESCO

Vừa qua, UBND Thành phố Hà Nội có Kế hoạch số 11/KH-UBND về việc xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu" của UNESCO.
Phạm Bạch Long với “cú đúp” giải thưởng sáng tạo trí tuệ

Phạm Bạch Long với “cú đúp” giải thưởng sáng tạo trí tuệ

Vượt qua hơn 100.000 học sinh từ 34 quốc gia, Phạm Bạch Long - học sinh lớp 7, Trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội cùng đồng đội xuất sắc đoạt giải Ba cuộc thi Enjoy AI Olympic 2024 diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động