Thứ sáu 22/11/2024 12:54

“Miếng mồi béo bở” khiến các đầu nậu tìm mọi mánh khóe để nhập

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tận dụng nhu cầu mua sắm đồ chơi cho trẻ em tăng cao trong dịp tết Trung thu, các đầu nậu đã ồ ạt nhập lậu đồ chơi từ bên kia biên giới để phục vụ thị trường. Trong đó có cả đồ chơi bạo lực, bất chấp những cảnh báo về tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Mức xử phạt không “ăn nhằm” gì so vơi lợi nhuận mà các gian thương nhận được từ đồi chơi bạ lực
Mức xử phạt không “ăn nhằm” gì so vơi lợi nhuận mà các gian thương nhận được từ đồi chơi bạ lực

Mức xử phạt chưa thấm gì so với lợi nhuận

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Lai Châu đã phát hiện và thu giữ hàng trăm bộ đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc và không có hóa đơn, chứng từ. Ngày 17/8, tại Tổ 25, phường Đông Phong, TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu, Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Lai Châu tiến hành kiểm tra phương tiện BKS 34C 263.78 do ông Nguyễn Viết Phượng, trú tại tỉnh Hải Dương, điều khiển kiêm chủ hàng.

Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện trên thùng xe có 304 bộ đồ chơi trẻ em có hình dạng súng và kiếm bằng nhựa. Chủ xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, trên sản phẩm không có nhãn để căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất.

Đội QLTT số 2 đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Viết Phượng tổng số tiền xử phạt 16.940.000 đồng, trong đó phạt hành chính là 6.000.000 đồng và tịch thu hàng hóa trị giá 10.940.000 đồng.

Nhằm tăng cường kiểm soát hàng hóa đồ chơi, bánh kẹo trên thị trường khi Tết Trung thu 2022, lực lượng QLTT Hà Nội đã phát hiện, thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm đồ chơi không có nhãn hàng nguồn gốc, xuất xứ.

Trước đó, vào ngày 10/8/2022, Đội QLTT số 4 (Cục QLTT Hà Nội) tiến hành kiểm tra địa điểm kinh doanh tại địa chỉ tại số 19A1 ngách 74 ngõ Thịnh Hào 1, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, đơn vị phát hiện tại cơ sở đang kinh doanh có 20 thùng hàng hóa không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc gồm: 400 chiếc đồ chơi trẻ em bằng nhựa, hình dạng kiếm, không có nhãn hàng hóa và 2.400 chiếc đồ chơi trẻ em bằng nhựa, dạng hình gậy, có phát sáng khi lắp pin, hàng hóa chưa có pin, không có nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Trước đó không lâu, đội QLTT số 1, Cục QLTT Hà Nội cũng triệt phá 2 kho hàng tập kết đồ chơi bạo lực hình súng các loại trên địa bàn huyện Thạch Thất. Theo khai nhận, một khẩu súng nhựa như thế này được nhập về chỉ với giá trên dưới 10 ngàn đồng. Khi đến tay người mua, giá đã được thổi lên khoảng hơn 100 ngàn đồng/sản phẩm. Lợi nhuận gấp cả chục lần nên chủ hàng sẵn sàng nhập về kho với số lượng lớn như thế này để bán ra thị trường.

Ngoài việc bị tịch thu toàn bộ hàng hóa, chủ hàng còn bị xử phạt hành chính ở mức độ cao nhất theo quy định để răn đe các trường hợp khác. Tuy nhiên, liên tiếp bắt giữ các vụ đồ chơi nhập lậu cho thấy thị trường này vẫn là miếng mồi béo bở cho các gian thương trục lợi vì mức xử phạt không “ăn nhằm” gì so vơi lợi nhuận.

Đồ chơi bạo lực thực chất là một dạng vũ khí sát thương, nguy hại cho cả trẻ em lẫn người lớn
Đồ chơi bạo lực thực chất là một dạng vũ khí sát thương, nguy hại cho cả trẻ em lẫn người lớn

Mối nguy hại tiềm ẩn

Các loại đồ chơi mang tính chất bạo lực như súng bắn đạn nhựa, pháo hay gươm đao hiện được bày bán tràn lan. Với giá thành rẻ các phụ huynh dễ dàng có thể mua được những sản phẩm này. Nhưng nhiều cha mẹ vẫn chưa lường trước được hậu quả mà những loại đồ chơi có tính chất bạo lực đem lại.

Nhiều chuyên gia tâm lý đã chỉ ra rằng, tác hại của những món đồ chơi bạo lực đối với trẻ em là không hề nhỏ. Vì vậy, nếu phụ huynh không chú ý trong việc chọn mua đồ chơi cho con cái thì sẽ dễ gây tổn thương cho bé về cả thể chất lẫn tinh thần.

Không những thế, những loại đồ chơi độc hại này còn tác động không nhỏ tới nhận thức của trẻ. Nếu cứ để các em chơi với chúng trong thời gian dài thì việc hình thành nhân cách sẽ bị ảnh hưởng. Khi bố mẹ cho các con chơi đồ chơi mang tính chất bạo lực mà không sát sao trong việc quản lý có thể để gặp phải những hậu quả xấu.

Đồ chơi bạo lực thực chất là một dạng vũ khí sát thương, nguy hại cho cả trẻ em lẫn người lớn. Nghị định 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, nêu rõ: Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm các chương trình trò chơi điện tử) thuộc danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh.

Còn theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ, cá nhân, tổ chức sản xuất có thể bị phạt hành chính từ 500.000 đến 1.000.000 đồng; ngoài ra, có thể bị phạt bổ sung. Cá nhân, tổ chức cho trẻ em chơi những loại đồ chơi nguy hiểm có thể bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, những sản phẩm này có thể được làm từ vật liệu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chúng có nhiều cạnh sắc nhọn có thể làm tổn thương tay trẻ khi cầm chơi với bạn bè. Không những thế, các loại đồ chơi giá rẻ bán trôi nổi trên thị trường còn ẩn chứa hóa chất độc hại. Nếu tiếp xúc với chúng về lâu về dài thì cơ thể của trẻ sẽ bị ảnh hưởng và dễ mắc nhiều loại bệnh.

Do tác hại của đồ chơi bạo lực đối với trẻ nhỏ là vô cùng lớn nên phụ huynh cần quan tâm hơn tới việc chọn đồ chơi cho con. Cha mẹ có thể tìm mua các loại đồ chơi trí tuệ, kích thích tư duy cho trẻ. Bởi chuyên gia tâm lý cho biết, đồ chơi bạo lực không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

Bất kể một loại đồ chơi nào cũng ảnh hưởng đến tâm lý. Một món đồ chơi thông minh sẽ giúp trẻ vừa giải trí, vừa phát triển trí tuệ. Nhưng những loại đồ chơi bạo lực tác động tiêu cực đến trẻ sẽ ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều.

Bởi đồ chơi là những thứ mà trẻ tiếp xúc, cảm nhận ngay từ những khoảnh khắc đầu đời và có ảnh hưởng lâu dài về sau. Đồ chơi phải có tính phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ. Nếu để trẻ nhỏ tiếp xúc với những loại đồ chơi mang tính bạo lực sẽ tác động sâu sắc đến tính cách của trẻ: tạo nên tính hung dữ, bạo lực.

Trước tác động tiêu cực từ những loại đồ chơi bạo lực, các bậc phụ huynh phải tỉnh táo và quan tâm đến thú chơi của con trẻ hơn. Ngoài ra, các lực lượng chức năng ngoài việc kiểm tra, xử lý cũng cần triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh cam kết không buôn bán, tàng trữ các loại đồ chơi bạo lực. Các phụ huynh cũng cần nâng cao nhận thức trong việc mua sắm các thiết bị, đồ chơi cho trẻ em, để tránh những rủi ro.

Đồ chơi kinh dị tràn ngập, phố hàng Mã vẫn vắng vẻ người mua dịp Halloween
Hiểm họa từ bóng bay bơm khí Hydro: Cảnh báo cũ, hậu quả mới
11 thanh niên dàn trận "đấu súng" để quay phim
Hàng nghìn sản phẩm đồ chơi trẻ em không không rõ nguồn gốc bị tạm giữ
Linh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động