Thứ năm 02/05/2024 16:31

Lãnh đạo Sở GTVT Nghệ An nói gì về vụ án xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Việc hàng loạt cán bộ chủ chốt thuộc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Nghệ An bị Công an tỉnh Nghệ An tạm giữ để điều tra về hành vi nhận hối lộ đã khiến dư luận địa phương hết sức quan tâm. Xoay quanh sự việc nghiêm trọng này, lãnh đạo Sở GTVT Nghệ An cho rằng khó kiểm soát hành vi tiêu cực.
Lãnh đạo Sở GTVT Nghệ An nói gì về vụ án xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm?
Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới vừa bị Công an tỉnh Nghệ An tạm giữ để điều tra thuộc Sở GTVT Nghệ An.

Nhúng chàm vì cùng nhận hối lộ

Đến thời điểm này, theo công bố từ Công an tỉnh Nghệ An, liên quan tới vụ án “Nhận hối lộ và môi giới hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Nghệ An thuộc Sở GTVT tỉnh này, phía Công an đã thực hiện khám xét, thu giữ nhiều tài liệu, phương tiện, máy tính... tại hai cơ sở đăng kiểm gồm 3702S tại TP Vinh và 3702S tại thị xã Thái Hòa, đồng thời khám xét nhà riêng của giám đốc, 2 phó giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Nghệ An.

Sau khi khám xét, cơ quan điều tra cũng đã lệnh tạm giữ đối với Nguyễn Quý Khánh, Giám đốc trung tâm; Nguyễn Trinh Tài, Phó Giám đốc; Nguyễn Viết Đức, Phó Giám đốc; 4 trưởng các phòng kiểm định, nghiệp vụ và 3 nhân viên đăng kiểm thuộc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Nghệ An về hành vi nhận hối lộ. Nằm trong vụ án này, phía Công an cũng đã tạm giữ 3 đối tượng là “cò” móc nối môi giới hối lộ về hành vi môi giới hối lộ.

Hành vi tiêu cực xảy ra trong quá trình đăng kiểm xe tại Trung tâm này được xác định rằng để chủ phương tiện thoát khỏi những lỗi sai như phương tiện khám không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, cơi nới thành, thùng xe, lốp xe mòn, phanh xe không đảm bảo, đèn xe không đúng quy định… Tùy vào lỗi vi phạm của phương tiện, để “thoát lỗi”, ngoài tiền thu theo quy định của nhà nước thì Trưởng dây chuyền thống nhất với “cò” nhận tiền hối lộ và bỏ qua. Dù phương tiện không bảo đảm, mắc lỗi những vẫn cấp giấy chứng nhận đăng kiểm đạt tiêu chuẩn cho phương tiện, số tiền từ 200.000 đến 1.000.000 đồng/1 phương tiện.

Với các phương tiện muốn được làm thủ tục đăng kiểm nhanh hoặc mắc các lỗi đơn giản thì phải nộp ít nhất 200.000 đồng/1 phương tiện. Tiền hối lộ được “cò” kẹp vào các giấy tờ liên quan và đưa cho các đăng kiểm viên. Ngoài ra, bộ phận kiểm tra hồ sơ ban đầu còn móc nối với “cò” để nhận hối lộ từ các chủ xe số tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng để bộ phận hồ sơ bỏ qua các lỗi như: Thiếu đăng ký gốc, thiếu giấy hẹn của Cảnh sát giao thông, thiếu giấy thế chấp ngân hàng….

Lãnh đạo Sở GTVT Nghệ An nói gì về vụ án xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm?
Nguyễn Quý Khánh, Giám đốc trung tâm; Nguyễn Trinh Tài, Phó Giám đốc và Nguyễn Viết Đức, Phó Giám đốc bàn bạc thống nhất việc chia tiền từ việc nhận hối lộ mà có. (ảnh các nghi phạm và thời điểm Công an khám xét)

Cơ quan điều tra xác định toàn bộ số tiền nhận hối lộ sẽ được Khánh, Đức và Tài bàn bạc thống nhất chung chi theo tỷ lệ nhất định tùy theo chức năng, vị trí công việc cho cán bộ nhân viên của Trung tâm đăng kiểm định kỳ 2 tuần/1 lần. Như vậy, bước đầu có thể xác định hành vi tiêu cực xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ Trung tâm đăng kiểm dường như “quá chuyên nghiệp”, một “vấn nạn nguy hiểm” được âm thầm diễn ra lâu nay nhờ một bộ phận gọi là “cò” móc nối từ phía ngoài.

Hành vi trở thành hệ thống từ trên xuống khi số tiền trục lợi trái phép ấy được gộp lại và chia từ giám đốc, phó giám đốc đến nhân viên thuộc cấp, tùy vào vị trí công việc tương ứng số tiền sẽ được chia sau khi có sự tính toán, cân nhắc từ sự bàn bạc, thống nhất bởi Nguyễn Quý Khánh, Giám đốc trung tâm; Nguyễn Trinh Tài, Phó Giám đốc và Nguyễn Viết Đức, Phó Giám đốc. Rõ ràng các đối tượng có chức vụ, quyền hạn, hiểu rõ pháp luật, nhưng lại thi hành không đúng pháp luật trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ, tự ý cho mình quyền “bỏ qua lỗi vi phạm của phương tiện” để nhận tiền từ chủ phương tiện.

Xung quanh câu chuyện này, dư luận cũng khá quan tâm đến việc, vậy những chủ phương tiện cố tình “bỏ tiền bôi trơn” để “thoát” việc phải sửa chữa, thay thế... các lỗi phương tiện mắc phải để bảo đảm an toàn kỹ thuật khi phương tiện lưu thông trên đường thì liệu rằng có cần truy cứu và làm rõ?. Chung quy rằng, nếu chủ phương tiện chấp hành tốt thì đã không xảy ra tiêu cực, trừ khi xảy ra việc cán bộ đăng kiểm cố tình gây khó, nhũng nhiễu để “ép” chủ phương tiện phải ‘chi tiền bôi trơn”, chuyện này xem chừng cũng cần được cơ quan điều tra xem xét thêm.

Hàng loạt cán bộ có kỹ thuật bị tạm giữ, thậm chí lãnh đạo chủ chốt cũng bị tạm giữ điều tra về hành vi tiêu cực và nguy cơ đối diện với tù tội là khó thoát. Nhưng điều đáng nói hơn ở đây đó là những hành vi tiêu cực ấy đã gây nên những hệ lụy khôn lường cho xã hội, khi mà “lỗi phương tiện” được bỏ qua nhờ “bôi trơn”, tuy vậy vẫn chạy trên đường dù không đạt tiêu chuẩn, quy định. Là sự bức xúc của xã hội, dư luận bởi hành vi quá trắng trợn, kéo dài...

Khó để phát hiện xử lý?

Liên quan chuyện hàng loạt lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Nghệ An thuộc Sở GTVT Nghệ An bị tạm giữ điều tra về hành vi tiêu cực nêu trên, ông Nguyễn Văn Hải – Phó giám đốc Sở GTVT Nghệ An cho rằng, thực tế để Sở GTVT phát hiện các hành vi tiêu cực như vừa qua Công an đang xử lý tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Nghệ An thì rất khó.

Lý giải điều này, ông Hải cho rằng vì trước đây, việc thanh tra, kiểm tra đều do Cục đăng kiểm thực hiện, chỉ sau này, từ năm 2021 mới có Thông tư 16 có quy định thêm Sở GTVT các tỉnh, thành tham gia, phối hợp vào công tác thanh kiểm tra đối với các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Thế nhưng, cũng chỉ kiểm tra về mặt chuyên môn, thủ tục hành chính, còn hoạt động, máy móc, kỹ thuật... khác thì lại không thể kiểm tra được, vì nó thuộc về nghiệp vụ chuyên ngành.

“Sở cũng chỉ thanh tra, kiểm tra những Trung tâm mà Cục chưa kiểm tra. Vấn đề tiêu cực không nằm trong hệ thống thủ tục hành chính, việc thanh tra, kiểm tra Nhà nước vào không thể phát hiện được. Với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Sở thì Sở cũng nhắc nhở thường xuyên... Do trung tâm có quy định độc lập về chuyên môn, chuyên ngành, hàng năm do Cục kiểm tra, xử phạt chứ không phải do Sở... Các cơ quan chức năng phát hiện xử lý thì may chăng sau này giảm các hành vi vi phạm, còn bằng mệnh lệnh hành chính thì rất khó... Sở cũng không thể bao quát toàn diện được” – ông Hải nói.

Ông Nguyễn Văn Hảicho biết thêm, sau sự việc xảy ra, về công tác quản lý cán bộ với những cán bộ thuộc diện quản lý Sở GTVT đã đình chỉ công tác, thay thế người phụ trách công tác, nhiệm vụ để bảo đảm công tác kiểm định vẫn diễn ra. Riêng cơ sở tại thị xã Thái Hòa thì đang tạm dừng do chưa có người đáp ứng được nhiệm vụ, vị trí, thiết bị máy móc bên Công an đang tạm giữ... dự kiến trước ngày 15/2 sẽ mở lại hoạt động trở lại. Nguyên tắc phải đảm bảo điều kiện mới được mở lại hoạt động.

Nghệ An: Tạm giữ hình sự 13 đối tượng liên quan vụ trung tâm đăng kiểm Nghệ An: Tạm giữ hình sự 13 đối tượng liên quan vụ trung tâm đăng kiểm
Nghệ An: Khám xét trung tâm Đăng kiểm thuộc Sở Giao thông vận tải Nghệ An: Khám xét trung tâm Đăng kiểm thuộc Sở Giao thông vận tải
Khám xét 32 trung tâm, khởi tố 248 bị can liên quan sai phạm trong hoạt động đăng kiểm Khám xét 32 trung tâm, khởi tố 248 bị can liên quan sai phạm trong hoạt động đăng kiểm
Hoàng Phạm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động