Kỳ cuối: Phát huy mọi nỗ lực nhằm đảm bảo “mục tiêu kép”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHỗ trợ càng sớm cho DN hoàn thiện đơn hàng là điều quý giá nhất lúc này
Theo ông Nguyễn Đình Hoa - Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ, đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, huyện Chương Mỹ đã đề nghị các DN, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất chỉ hoạt động tối đa 50% công suất, số lao động, thực hiện phân chia ca, kịp khoa học để đảm bảo giãn cách; xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án sản xuất theo chỉ đạo tại Phương án số 162/PA-UBND ngày 12-72021 của UBND TP về phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất và kinh doanh trên địa bàn TP; xây dựng kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Theo đó, doanh nghiệp phải ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và chịu trách nhiệm nếu để dịch bệnh xảy ra tại cơ sở.
Đối với người lao động, phải thực hiện quét mã QR, khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế và phương án sản xuất của DN; các chuyên gia, người lao động cư trú ngoài địa bàn huyện phải thực hiện “3 tại chỗ” tại DN. Về việc triển khai các công trình xây dựng trên địa bàn, huyện yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư, các chủ thể triển khai hoạt động xây dựng phải nghiêm túc chấp hành các quy định về phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 15/CT-TTg; mỗi công trình xây dựng phải có phương án thi công đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Việc khoanh vùng và hỗ trợ sớm cho DN hoàn thiện đơn hàng, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động là vô cùng quý giá |
Tại địa bàn huyện Hoài Đức, hiện có 3.575 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, trong đó có 313 DN nằm trong 10 cụm công nghiệp (Trường An - An Khánh, Lại Yên, Lai Xá, Di Trạch…) với 7.288 lao động và 3.262 DN , cơ sở sản xuất do các xã, thị trấn quản lý.
Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, huyện đã yêu cầu các DN trong cụm công nghiệp xây dựng phương án sản xuất an toàn "3 tại chỗ", hoặc "1 cung đường 2 điểm đến", trình UBND huyện phê duyệt. Các cơ sở sản xuất ngoài cụm công nghiệp do UBND xã, thị trấn phê duyệt phương án sản xuất an toàn.
Căn cứ vào đó, UBND huyện phê duyệt 189 phương án; UBND các xã, thị trấn đã phê duyệt 636 phương án. Toàn huyện đã có 825 DN được phê duyệt Đại diện nhiều Cty tỏ ra phấn khởi khi được hoạt động trở lại sau một thời gian gián đoạn vì dịch bệnh phức tạp. Các Cty được phép đưa từ 50-70% lực lượng lao động vào guồng sản xuất.
Một Cty may tại thị xã Sơn Tây cho biết Cty có gần 2000 công nhân, từ cuối tháng 8-2021, thị xã Sơn Tây đã cho phép 500 công nhân Cty quay trở lại làm việc. Sau khi UBND TP ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND, Cty đã xây dựng kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất lên quy mô 1.000 lao động (chiếm 50% số công nhân) và đang chờ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thị xã Sơn Tây xét duyệt. Từ nay đến cuối năm, cao điểm của rất nhiều ngành nghề, việc khoanh vùng và hỗ trợ sớm cho DN hoàn thiện đơn hàng, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, đảm bảo đời sống cho người lao động là vô cùng quý giá.
Hiên, huyện Quốc Oai có Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai và 2 cụm công nghiệp Ngọc Liệp, Yên Sơn với tổng số 92 DN. Đến nay, huyện cũng đã phê duyệt các phương án sản xuất an toàn, cho phép 58 doanh nghiệp trở lại hoạt động với tổng số 1.320 lao động. Huyện cũng đang ưu tiên tiêm vắc-xin phòng dịch cho công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp. Theo đó, đã có gần 80% số công nhân lao động được tiêm mũi 1, gần 30% lao động được tiêm mũi 2…
Tại huyện Thường Tín, đã lên phương án sản xuất nông nghiệp trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, trong đó, chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của huyện và đáp ứng nhu cầu cho các địa bàn khác thuộc vùng 1. Nỗ lực vào cuộc nhanh chóng, đồng thời giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương đã bảo đảm thực hiện nghiêm phương án đã được phê duyệt ở những "vùng xanh", bảo đảm chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm không bị gián đoạn, giữ ổn định đời sống người lao động, góp phần trong việc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép.
Phương châm chống dịch trong chiến lược sống chung phải đi đôi với ổn định sinh kế
Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội: Chủ trương điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại theo đặc điểm từng phân khu là đúng đắn và phù hợp, nêu rõ, hiện nay các DN gần như kiệt quệ, đã bắt đầu phải lên tiếng kêu cứu. Chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các doanh nghiệp xuất khẩu đã “ngấm đòn” và đứng trước nguy cơ mất nhiều hợp đồng.
Chính vì thế, phương châm chống dịch trong chiến lược sống chung với Covid-19 phải đi đôi với ổn định sinh kế. Tất nhiên, các biện pháp đưa ra đều phải tính đến các hệ quả của nó đối với sinh kế và có giải pháp giải quyết cụ thể. Không thể thực hiện phong toả cực đoan, phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn virus lây lan nhưng vẫn cần đặt mục tiêu duy trì các hoạt động kinh tế nhất định, để nuôi dưỡng lực lượng chống dịch lâu dài. Không mặc nhiên đóng băng toàn bộ hoạt động kinh tế mà phải phân loại các DN theo đặc thù, tính chất hoạt động, theo khu vực, theo năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn. Các DN đạt tiêu chuẩn an toàn sẽ được ưu tiên hoạt động, ngược lại sẽ phải tạm ngừng để đảm bảo an toàn. Tất nhiên tiêm vắc-xin phải trở thành chính sách quốc gia trên nguyên tắc tiêm vắc-xin tự nguyện, không cưỡng ép nhưng cần phải có chính sách khuyến khích tiêm vắc-xin. Người tiêm vắc-xin phải được có những ưu tiên nhất định trong việc di chuyển, lao động an toàn.
Kỳ 1: Vùng xanh nông nghiệp an toàn Nhằm thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3-9-2021 của Chủ tịch UBND Thành phố về tăng cường thực hiện ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại