Thứ sáu 22/11/2024 05:21
Để Hà Nội là thành phố đáng sống:

Kỳ 2: Những ghi nhận về công tác bảo vệ môi trường

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Mai Trọng Thái, thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường của Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Chất lượng môi trường đã có sự chuyển biến tích cực, TP Hà Nội ngày càng sáng – xanh – sạch đẹp.
Mật độ các phương tiện tham gia giao thông lớn là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí.
Mật độ các phương tiện tham gia giao thông lớn là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí

Quá tải về khí thải, rác thải, nước thải khiến môi trường bị ảnh hưởng

Theo Sở TN&MT Hà Nội, những năm qua, đặc biệt vào giai đoạn cuối năm 2020, đầu năm 2021, chỉ số chất lượng không khí trong khu vực nội thành thường ở mức kém và xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Ô nhiễm chủ yếu ghi nhận do bụi PM10 và bụi mịn PM2.5...

Số liệu báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội chỉ rõ, chất lượng không khí trên địa bàn TP Hà Nội trong tháng 10 năm 2021 có xu hướng giảm so với tháng 9 năm 2021. Tỷ lệ số ngày AQI đạt mức “Tốt” giảm 18.7 – 33.6%, mức “Trung bình” giảm 2.2%, ngưỡng “Kém” tăng 0.1 – 20.2% và 1 trạm so với tháng 9.

Các chỉ tiêu quan trắc bụi PM10 và khí CO, NO2, SO2, O3 trong tháng đều đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2013/BTNMT. Chỉ tiêu bụi PM2.5 vượt chuẩn 1 – 8 ngày tại 6 trạm. Nồng độ bụi PM2.5 trung bình trong tháng 10 là 30.2 µg/m3, tăng 6.7 µg/m3 so với tháng 9 (23.5 µg/m3).

Nguyên nhân chất lượng không khí trên địa bàn TP Hà Nội trong tháng 10-2021 có xu hướng giảm so với tháng 9 năm, là do TP Hà Nội bắt đầu nới lỏng việc thực hiện giãn cách xã hội trên phạm vi toàn TP theo nguyên tắc Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Do vậy, các hoạt động kinh tế - xã hội hoạt động trở lại và lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng dần, nguồn phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường không khí tăng đáng kể, do đó chất lượng không khí trong tháng 10 có xu hướng giảm so với tháng 9.

Cũng theo Sở TN&MT Hà Nội, qua rà soát, đánh giá hiện trạng môi trường TP, Sở TN&MT xác định các nguồn ô nhiễm môi trường ở Hà Nội chủ yếu là ô nhiễm nước mặt trong các sông, hồ, kênh thoát nước; ô nhiễm không khí và ô nhiễm chất thải rắn, rác thải sinh hoạt do chưa được phân loại, xử lý dứt điểm...

Cụ thể, mỗi ngày Hà Nội xả ra khoảng 900.000m3 nước thải, trong khi công suất các nhà máy xử lý nước thải trên địa bàn hiện chỉ đạt 276.000m3 (khoảng 28,8%), phần còn lại được xả vào hệ thống ao hồ, kênh, mương và sông ngòi, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các sông nội đô như Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét, Nhuệ có một vài chỉ số ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép.

Ông Mai Trọng Thái, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết, các nguồn chính gây ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn TP Hà Nội được xác định gồm các nguyên nhân chủ yếu sau.

Cụ thể, thời điểm giao mùa vào các tháng 10-11 thường kèm theo sương mù, việc này khiến cho các bụi mịn không không được giải phóng, bị giữ lại trong sương. Làm cho cả bầu trời đều bị bao phủ bởi bụi mịn, làm giảm tầm nhìn và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mật độ các phương tiện tham gia giao thông lớn, xuất hiện nhiều điểm ùn tắc giao thông, còn tồn tại nhiều các phương tiện cũ, xe chở vật liệu và phế thải không che chắn đúng quy định gây ra ô nhiễm không khí.

Tình trạng đốt rác, rơm rạ, phế phẩm nông nghiệp sau các vụ thu hoạch tại các quận, huyện ngoại thành (vụ Hè Thu, cuối tháng 9 đầu tháng 10)

Các chủ công trình, đơn vị thi công chưa tuân thủ đúng các quy định về che chắn và các biện pháp giảm bụi trong việc phá dỡ và xây dựng các công trình.

Khí thải, khói, bụi phát sinh từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn TP và một số tỉnh, quốc gia lân cận.

Theo ông Mai Trọng Thái, như vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng không khí là do các chất ô nhiễm trong không khí có nguồn gốc từ các nguồn thải nhân tạo như hoạt động giao thông, sản xuất công nghiệp, xây dựng, dân sinh…

“Các hoạt động này diễn ra mỗi ngày, đều đặn thải chất ô nhiễm vào môi trường. Bên cạnh đó là các hoạt động sản xuất công nghiệp tại các tỉnh TP, cũng như nguồn ô nhiễm vận chuyển từ xa, xuyên biên giới có thể tác động tới Hà Nội”, ông Mai Trọng Thái nhấn mạnh.

Chất lượng môi trường có sự chuyển biến tích cực

Với sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của các cơ quan chức năng, ý thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng cao, chất lượng môi trường trên địa bàn thành phố có chuyển biến tích cực.
Với sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của các cơ quan chức năng, ý thức bảo vệ môi trường của người dân ngày càng cao, chất lượng môi trường trên địa bàn TP Hà Nội có chuyển biến tích cực

Theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội, thời gian qua, Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã có nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo cũng như đầu tư mạnh mẽ cho công tác bảo vệ môi trường, do đó chất lượng môi trường đã có sự chuyển biến tích cực, TP Hà Nội ngày càng sáng – xanh – sạch đẹp.

Theo đó, TP Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường. Điển hình như Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 31-5-2017 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”... đã đề cập đến nhiều lĩnh vực, từ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đến xác định cụ thể các “điểm đen”, khu vực ô nhiễm môi trường; xử lý ô nhiễm và kiểm soát các nguồn xả thải...

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 3-7-2017 để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện với sự tham gia của nhiều sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã.

UBND TP giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên ngành tăng cường quản lý trật tự giao thông, đô thị, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường dọc sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu...; thường xuyên vận hành các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị Kim Liên, Trúc Bạch, Bảy Mẫu; Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở bảo đảm chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Từ việc phân công rõ trách nhiệm cho các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan nên công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố bước đầu đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Theo đó, tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt, chất thải y tế đạt 99 - 100%; cơ bản xử lý xong ô nhiễm nguồn nước tại các hồ trong nội thành; hoàn thành đưa vào vận hành 35 trạm quan trắc không khí tự động để làm căn cứ triển khai các giải pháp xử lý ô nhiễm.

Đặc biệt, Hà Nội đã xóa được 96,23% lượng bếp than tổ ong; giảm 70 - 90% số vụ đốt rơm rạ sau thu hoạch; một số huyện ngoại thành đã tổ chức ký cam kết không đốt rơm rạ trên địa bàn huyện, sử dụng chế phẩm nhằm tái sử dụng rơm rạ...

Tính từ năm 2017 đến nay, các cơ quan quản lý môi trường đã xử phạt vi phạm về bảo vệ môi trường hơn 6000 cơ sở, với số tiền hơn 63 tỷ đồng. Thanh tra Sở Xây dựng xử phạt hơn 53.000 công trình gây ô nhiễm môi trường với số tiền gần 100 tỷ đồng...

(Còn nữa)

Kỳ 1: Hà Nội quyết tâm giải quyết các vấn đề môi trường Kỳ 1: Hà Nội quyết tâm giải quyết các vấn đề môi trường

Những năm qua, bên cạnh việc đầu tư cho công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, triển khai thực hiện các ...

Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động