Kỳ 2: Cần nghiên cứu đề xuất sử dụng một khoản ngân sách hợp lý để hỗ trợ chi trả
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo Luật sư Nguyễn Hà Phương, sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện bùng phát trên toàn thế giới với tính chất đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao, do đó, ngày 29-1-2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định 219/QĐ-BYT bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Điều 3 của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007; ngày 1-4-2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc với tính chất, mức độ nguy hiểm của bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống Nhân dân, ngày 28-7-2021, Quốc hội Khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 30 về những vấn đề quan trọng của đất nướctrong đó có việc ứng phó với đại dịch Covid-19.
Để triển khai Nghị quyết số 30 của Quốc hội, ngày 6-8-2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 86 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trong đó, tại điểm d, điểm 2, Điều 1 Nghị quyết nhấn mạnh Chính phủ giao: “Bộ Y tế, các bộ, ngành, địa phương huy động hệ thống y tế công lập, tư nhân và các nguồn lực xã hội để kịp thời phối hợp trong triển khai công tác dự phòng, điều trị, tiêm vắc xin, đầu tư cơ sở vật chất và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả và theo đúng quy định".
Như vậy, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid- 19 tại Việt Nam ta trong thời gian qua, việc Bộ Y tế và các địa phương huy động các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19 là đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nhằm giảm tải cho hệ thống y tế công lập.
Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Hà Phương cho rằng, việc các địa phương đề nghị cho phép cơ sở y tế ngoài công lập thu tiền điều trị đối với bệnh nhân Covid-19 là không đúng quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn nêu trên.
Luật sư Nguyễn Hà Phương, Công ty Luật TNHH DNP, Đoàn luật sư TP Hà Nội (ảnh NVCC) |
Khi không cho phép thu phí điều trị có thể xảy ra tình trạng một số cơ sở y tế tư nhân sẽ thu phí khám chữa bệnh Covid-19 dưới hình thức như: Bệnh nhân tự nguyện chi trả chi phí điều trị Covid-19 để được điều trị theo yêu cầu; bệnh nhân tự nguyện hỗ trợ phí điều trị; bệnh nhân ký cam kết tự nguyện như chia sẻ một phần cho ngân sách nhà nước…, để sử dụng ngân sách cho các nội dung khác trong phòng chống dịch Covid-19 dẫn đến việc không thống nhất về giá, không kiểm soát được việc thu phí điều trị, gây khó khăn cho bệnh nhân và gia đình; htạo nên những bất ổn trong xã hội.
Vì vậy, để giải quyết trường hợp này, luật sư Hà Phương bày tỏ: “Theo tôi Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ sử dụng một khoản ngân sách hợp lý hoặc sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ chi phí hợp lý cho các cơ sở chữa bệnh ngoài công lập bù đắp chi phí đồng thời có kinh phí tiếp tục đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cứu chữa bệnh nhân thuộc Nhóm A theo Điều 3 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh nhân nhiễm nCov”, luật sư Hà Phương nêu.
Tuy nhiên, luật sư Hà Phương nhấn mạnh, đối tượng và mức chi trả cũng như việc thanh quyết toán, quản lý, sử dụng khoản kinh phí này phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của các luật chuyên ngành khác như Luật đấu thầu, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm để tránh phát sinh hoặc tác động tiêu cực đến hoạt động khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập như:
Xảy ra tình trạng tại các cơ sở y tế tư nhân, việc mua sắm thuốc, vật tư y tế... cũng như định mức sử dụng, chi phí cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 giữa hệ thống y tế công lập và tư nhân rất khác biệt. Thông thường, cơ sở y tế tư nhân mua sắm không qua đấu thầu nên giá mua sắm một loại thuốc, vật tư y tế... cao hơn so với giá mua của các cơ sở y tế công lập; lương của các nhân viên y tế tại cơ sở y tế tư nhân cao hơn...
Kỳ 1: Phải có kinh phí để đảm bảo hoạt động cho y tế tư nhân |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại