Khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn TP Hà Nội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTập trung hỗ trợ cho phát triển các đối tượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản có lợi thế, có năng suất, giá trị gia tăng cao. |
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, thời gian qua, HĐND TP đã ban hành một số Nghị quyết khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 5/12/2018 về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn TP Hà Nội... Tuy nhiên, một số nội dung của chính sách triển khai còn chậm.
Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai, dịch bệnh, đồng thời thực tế sản xuất nông nghiệp hiện nay còn nhỏ lẻ, manh mún... Do đó, việc tiếp tục ban hành một số chính sách đặc thù khuyến khích phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hà Nội là rất cần thiết.
Dự thảo Nghị quyết nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Trung ương và TP về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP; Khuyến khích các DN, hợp tác xã, chủ trang trại, hộ gia đình huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất, từng bước xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa, bền vững, thân thiện môi trường.
Chính sách sẽ tập trung vào một số khâu, lĩnh vực nhằm thúc đẩy các tổ chức, cá nhân huy động nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, hướng tới sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện đại hoá nông nghiệp, phát triển nông nghiệp của Thủ đô có trọng tâm, trọng điểm, bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường; gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp hướng tới nền nông nghiệp đa giá trị.
Tập trung hỗ trợ cho phát triển các đối tượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản có lợi thế, có năng suất, giá trị gia tăng cao như: Sản xuất rau, hoa, quả, chè, chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn, nuôi trồng thủy sản; hiện đại hóa nông nghiệp; bảo vệ môi trường; phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch, trải nghiệm. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chính sách trên địa bàn TP khoảng 1.101,5 tỷ đồng/năm.
Trong đó: Ngân sách TP 294,3 tỷ đồng/năm (TP thực hiện: 130,9 tỷ đồng/năm; Cấp bổ sung cho ngân sách cấp huyện: 163,5 tỷ đồng/năm); ngân sách cấp huyện 47,28 tỷ đồng/năm; nguồn kinh phí đối ứng từ các tổ chức, cá nhân: 759,886 tỷ đồng/năm.
Phát triển nông nghiệp du lịch sinh thái
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết, dự thảo đã bám sát các căn cứ pháp lý, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của Trung ương, TP và nhất là đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển Thủ đô, bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời lưu ý Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông, các cơ quan chuyên môn trong quá trình xây dựng dự thảo cần rà soát, tính toán kỹ, để nghị quyết khi ban hành thực sự đi vào đời sống, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP.
Chia sẻ tại hội nghị, TS Nguyễn Hùng Cường, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông cho biết, Hà Nội là mảnh đất trăm nghề, cần làm rõ du lịch trải nghiệm làng nghề, nông nghiệp có hiệu quả đến đâu và thực hiện như thế nào. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Hà Nội đã có kế hoạch phát triển du lịch làng nghề, tuy nhiên, cần có một chương về đào tạo, phát triển, bảo tồn những làng nghề thủ công truyền thống, để phát triển mạnh du lịch nông nghiệp trải nghiệm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sông của người dân.
TS. Bùi Thị Xô, Nguyên GĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho rằng, cách xây dựng dự thảo chính sách, khuyến khích phát triển nông nghiệp và nông thôn TP Hà Nội lần này có nhiều tiến bộ như tập trung đầu tư không dàn trải cũng như lấy được nhiều ý kiến của tất cả các huyện và ban, ngành. Tuy nhiên, trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao còn hạn chế cả cây trồng lẫn vật nuôi. Hướng phát triển nông nghiệp Thủ đô là hướng phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp du lịch sinh thái. Đây là hướng phát triển rất hiệu quả của nông nghiệp, do đó trong dự thảo Nghị quyết cần bổ sung chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp du lịch sinh thái.
PGS.TS Bùi Thị An, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn kinh tế, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho rằng, hiện nay quỹ đất của Hà Nội về nông nghiệp đang ngày càng thu dần, nhất là khi 5 huyện của Hà Nội trong tương lai sẽ lên quận. Vì vậy, TP nên xác định hợp tác xã, DN là hạt nhân, nâng dần quy mô sản xuất để ứng dụng công nghệ cao.
Mặt khác, TP cũng nên quan tâm hơn nữa đến chính sách tín dụng và hỗ trợ thị trường đầu ra, tiêu thụ sản phẩm sạch, để giá trị sản phẩm, ngày công của lao động được nâng lên, cần khuyến khích DN ký hợp đồng với các hợp tác xã và hình thành các trang trại quy mô lớn, từ đó góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn Thủ đô.
TS Nguyễn Tiến Dĩnh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ góp ý, cần tập trung chính sách đầu tư theo vùng tập trung, vùng chuyên canh, vùng sản xuất giống gắn với ứng dụng công nghệ cao, chế biến, bảo quản, cơ giới hóa, chuyển đổi số, cấp mã số vùng trồng... một cách đồng bộ. Vì vậy, nên tích hợp các chính sách riêng lẻ, tản mạn thành chính sách chung cho vùng với các chính sách, thành phần đồng bộ để có thể phát triển hiệu quả hơn, tập trung hơn. |
Kinh tế nông nghiệp Thủ đô gắn với phát triển đô thị văn minh | |
Hiện thực hóa khát vọng làm giàu từ nông nghiệp sạch | |
Triển khai số hóa cơ sở dữ liệu, thông tin về hợp tác xã nông nghiệp |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại