Không công bố danh tính, chi tiết về tiếp xúc của bệnh nhân COVID-19
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCác đơn vị chỉ công bố, khuyến cáo các điểm đến có nguy cơ về dịch tễ (nơi đã từng có người dương tính với COVID-19 đến) để người dân đã từng di chuyển, tiếp xúc tại khu vực đó thực hiện ngay các biện pháp tự bảo vệ mình và những người xung quanh theo hướng dẫn của ngành y tế.
Các đơn vị chỉ đạo, quán triệt các nhân viên y tế của đơn vị thực hiện nghiêm quy định tại Luật Khám chữa bệnh: Không được tiết lộ bằng bất cứ hình thức nào thông tin cá nhân (danh tính, tuổi, địa chỉ...) của bệnh nhân mắc COVID-19.
Ảnh minh hoạ |
Các đơn vị y tế cần hỗ trợ các cơ quan báo chí đầy đủ thông tin và có phương thức truyền thông rõ ràng, chuẩn xác về công tác triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các tầng lớp nhân dân.
Ngoài ra, các đơn vị cần tiếp tục phát huy những kinh nghiệm, bài học quý báu trong phòng, chống dịch COVID-19 nhưng cũng cần thay đổi những cách làm, nội dung truyền thông không phù hợp để thông tin đến người dân, người bệnh chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Trước đó, ngày 20-5, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản số 1631/BTTTT-CBC về việc phối hợp điều chỉnh công tác cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị với Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chỉ đạo ngành Y tế và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh các địa phương đảm bảo cung cấp thông tin cho báo chí kịp thời, chuẩn xác về diễn biến của dịch bệnh COVID-19 để không lơ là, chủ quan, nhưng cũng không gây hoang mang, nhất là khi dịch bệnh bùng phát đến nay đã là lần thứ tư.
Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị không công bố cho báo chí danh tính, chi tiết về lịch trình di chuyển và chi tiết về quá trình tiếp xúc của bệnh nhân.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại