Thứ sáu 01/11/2024 09:23

Khai trương cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa và ra mắt app Thanh Hóa - S

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 19/10, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo kết nối cung cầu về sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số khu vực Miền Trung; Khai trương cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa và ra mắt app Thanh Hóa - S.
Các đại biểu tham dư hội thảo (ảnh M.H)
Các đại biểu tham dư hội thảo (ảnh: M.H)

Tham dự sự kiện có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Bí thư tỉnh uỷ Thanh Hoá cùng lãnh đạo tỉnh và các sở ban ngành.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Thanh Hóa xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong giai đoạn hiện nay. Với tinh thần thực hiện chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, nhưng có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan tới người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực của chuyển đổi số và làm sao để người dân, doanh nghiệp cũng phải tham gia, đồng hành vào quá trình chuyển đổi số.

Khai trương cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa và ra mắt app Thanh Hóa - S
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm - Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa

Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả. Về hạ tầng số: Hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin đã được các doanh nghiệp đầu tư triển khai đến hầu khắp các thôn, bản trên địa bàn tỉnh, góp phần sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được đầu tư và duy trì, cung cấp các phần mềm ứng dụng trong cơ quan Đảng và cơ quan Nhà nước hoạt động ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin. Nền tảng chia sẻ, tích hợp nội tỉnh (trục LGSP) hoạt động một cách thường xuyên, ổn định, đáp ứng được việc trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa các ứng dụng nội tỉnh cũng như với các cơ quan Trung ương.

Về dữ liệu số: Thanh Hóa đã xây dựng và đưa vào hoạt động Cổng dữ liệu mở của tỉnh, bước đầu đã cung cấp 195 cơ sở dữ liệu thuộc 15 lĩnh vực, phục vụ việc cung cấp, chia sẻ dữ liệu kịp thời, công khai, minh bạch dữ liệu của cơ quan chính quyền tới doanh nghiệp và người dân. Cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác dữ liệu dân cư trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại hội thảo (ảnh M.H)
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại hội thảo

Phát hiểu chỉ đạo tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ: Công nghiệp CNTT đang khẳng định vai trò là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Năm 2022, doanh thu lĩnh vực Công nghiệp ICT ước đạt 148 tỷ USD, tăng 8%; kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử ước đạt 117 tỷ USD, tăng 8,8%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp ICT là 1.200.000 người, tăng 6%; nộp ngân sách 40.000 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2021; trên toàn quốc hiện có 6 khu CNTT tập trung và các thành viên chuỗi Khu Công viên phần mềm Quang Trung.

Điều này khẳng định lĩnh vực công nghiệp CNTT có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào GDP của đất nước nói chung và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương nói riêng. Thanh Hóa cũng như các địa phương miền Trung cần xác định phát triển công nghiệp ICT là cơ hội để đẩy đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn, hiệu quả cao hơn và bền vững hơn.

Bộ TT&TT đánh giá cao việc UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa lĩnh vực CNTT là lĩnh vực có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để ưu tiên phát triển bên cạnh các lĩnh vực khác là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.

Tại chương trình, để tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phát huy thế mạnh, nguồn lực của các doanh nghiệp công nghệ, các địa phương, đơn vị đã ký kết các thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số.

Sở TT&TT và Công ty Cổ phần Misa đã ký kết hợp tác về hỗ trợ các nền tảng số (ảnh M.H)
Sở TT&TT Thanh Hoá và Công ty Cổ phần Misa đã ký kết hợp tác về hỗ trợ các nền tảng số

Theo đó, Sở TT&TT và Công ty Cổ phần Misa đã ký kết hợp tác về hỗ trợ các nền tảng số phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số; Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp và Công ty CEH ký kết hợp tác về hỗ trợ tư vấn các giải pháp chuyển đổi số, nền tảng cảng biển số;

Sở NN&PTNT và Công ty NextFarm ký kết hợp tác về tư vấn triển khai các giải pháp nông nghiệp thông minh; Sở NN&PTNT và Viện CNTT&TT ký kết hợp tác về tư vấn triển khai các giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp; Trường Đại học Hồng Đức và Học viện Công nghệ BCVT Ký kết hợp tác về tư vấn triển khai nền tảng đại học số; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và Công ty cổ phần One Office ký kết hợp tác về hỗ trợ các nền tảng quản trị doanh nghiệp.

Lãnh đạo Bộ TTTT và tỉnh Thanh Hoá ấn nút
Lãnh đạo Bộ TT&TT và tỉnh Thanh Hoá ấn nút khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa - S.

Cũng tại phiên Hội thảo, đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận hỗ trợ chuyển đổi số trong một số lĩnh vực ưu tiên tại Thanh Hóa; khai trương Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa, App Thanh Hóa - S.

Mục tiêu chuyển đổi số cơ bản đến năm 2025
Xây dựng nền kinh tế số, chính quyền số, xã hội số
Chuyển đổi số, bước đột phá trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật
Tin: Huy Hoàng, ảnh: M.H
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động