Hy hữu vụ đòi đất đã giao dịch từ 26 năm trước
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênThửa đất số 26, tờ bản đồ số 05 (nay là thửa đất số 05, tờ bản đồ số 18) |
Có đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
Liên quan đến vụ án, nguyên đơn, bà Nguyễn Thị Lời, SN 1964, trú tại xã Đại Ánh, huyện Thanh Trì, Hà Nội (vợ ông Nguyễn Văn Viết); đã uỷ quyền cho các ông, bà: Nguyễn Xuân Hạnh, SN 1972; bà Nguyễn Thị Diệu Thuý, SN 1977, bà Hồ Thị Thuý An, SN 1995, tham gia tố tụng.
Bị đơn là ông Nguyễn Văn Phong, SN 1960, bà Nguyễn Thị Gụ, SN 1964, trú tại xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bà Gụ uỷ quyền đại diện cho anh Đỗ Văn Mạnh, SN 1994.
Phía nguyên đơn trình bày, ngày 30-6-1994, UBND xã Đại Áng ban hành Quyết định số 51/QĐ-UB phân đất cho hộ gia đình ông Nguyễn Văn Phong tại khu Bến Đò, thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Hà Nội, với diện tích 270m2 (phần chuyển nhượng của gia đình ông Phong chuyển cho ông Viết giảm từ 360m2 xuống còn 270m2) và tổ chức giao mốc giới cho các gia đình.
Ngày 14-1-1995, UBND huyện Thanh Trì có Thông báo số 19/TB-UB quyết định giải quyết tranh chấp đất canh tác giữa ông Nguyễn Văn Dung với các ông: Nguyễn Minh Lâm, Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Văn Kiều, nội dung rằng, UBND huyện đồng ý với việc UBND xã ra quyết định phân định mốc giới đất cho 4 hộ như trích lục bản đồ số 05, thửa số 26 của xã Đại Áng ngày 14-6-1994.
Ngày 24-1-1995, ông Phong có đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên cho ông Nguyễn Văn Viết gửi UBND xã Đại Áng. Ngày 10-6-1995, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Hoà đã ký xác nhận vào đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên.
Sau đó, anh Nguyễn Văn Binh (con ông Nguyễn Minh Lâm) gửi đơn khiếu nại nên ngày 24-4-1998, UBND huyện Thanh Trì có Quyết định số 232/QĐ-CTUB giải quyết tranh chấp đất khu Bến Đò, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì theo đơn của ông Nguyễn Minh Lâm, xác định, diện tích đất giao ngày 30-6-1994 của ông Phong là 270m2, xác nhận đơn chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 20-6-1995 giữa ông Phong chuyển nhượng 270m2 đất cho ông Viết là chưa đủ điều kiện theo Điều 30, 31 Luật Đất đai.
Đến ngày 20-5-1998, ông Phong có đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Viết, được Chủ tịch UBND xã Đại Ánh (ông Nguyễn Văn Hành) xác nhận ngày 1-6-1998. Kèm theo đơn chuyển nhượng, ông Phong có nộp đơn xin đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất đề ngày 10-9-1998.
Từ đó, gia đình ông Viết tiến hành kê khai và ngày 9-5-1999, gia đình ông Viết nộp thuế nhà đất (Biên lai số 5356 ngày 9-5-1999 của Chi cục thuế huyện Thanh Trì) và đứng tên thửa đất từ đó đến nay.
Ông Nguyễn Văn Binh không đồng ý với quyết định của UBND huyện Thanh Trì nên khiếu nại. Ngày 25-10-1999, Chánh Thanh tra TP Hà Nội ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTHN về việc giải quyết khiếu nại của ông Bình có nội dung: “Việc ông Nguyễn Minh Lâm, anh Nguyễn Văn Binh khiếu nại về diện tích đất là không phù hợp với thực tế đất tại khu Bến Đò và pháp luật hiện hành”.
Tháng 7-2005, ông Phong tố cáo ông Viết, ông Hành và không thừa nhận chữ ký năm 1998. Công an huyện Thanh Trì có văn bản giám định chữ ký của ông Phong. Bản Kết luận giám định số 2288/PC21 ngày 29-11-2005 kết luận, chữ ký và chữ viết dòng họ tên di cùng một người viết ra.
Trong khi đó, sau khi có đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông Phong, gia đình ông Viết trực tiếp quản lý, sử dụng. Thời điểm đó, phía trước thửa đất giáp đường liên xã, phía sau giáp nghĩa trang và ao làng, phía bên phải từ đường liên xã nhìn vào giáp đất nhà ông Dung, phía bên trái từ đường liên xã nhìn vào giáp đất nhà ông Lâm. Việc gia đình ông Phong đóng thuế đất với phần đất của gia đình, bà Lời không hay biết. Bà cho rằng, việc này là không hợp pháp.
Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ…
Bà Lời cho hay, năm 2010, nhân việc ông Viết qua đời và việc quản lý đất đai không được như trước, gia đình ông Phong đã dựng hàng rào sắt bao quanh thửa đất. Gia đình bà Lời có đơn gửi UBND xã Đại Áng giải quyết. Năm 2011, UBND huyện Thanh Trì ban hành Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 13-5-2011 về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho ông Viết khi Nhà nước thu hồi đất. Gia đình ông Viết đã nhận tiền bồi thường thực hiện dự án, số tiền hơn 5,5 triệu đồng và diện tích đất điều chỉnh giảm từ 270m2 xuống còn 229,4m2 như hiện nay.
Bà Lời khẳng định, việc chuyển nhượng giữa ông Phong, ông Viết đã hoàn thành nên gia đình bà là chủ sở hữu hợp pháp của thửa đất trên. Bà yêu cầu gia đình ông Phong trả lại thửa đất trên cho giai đình bà.
Theo bản án sơ thẩm của TAND huyện Thanh Trì, ông Phong, bà Gụ khai, nguồn gốc đất là do bố mẹ mua lại của cụ Nguyễn Văn Tý, cùng xã. Khoảng năm 1991 – 1992, ông Đoàn Hữu Biên có bắt nợ tiền “lô đề” mảnh đất trên. Sau đó, ông Biên tự ý bán cho ông Viết và bắt ông ký vào giấy bán.
Ông Phong khẳng định, không ký hoặc viết giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên cho ông Viết. Năm 1995, UBND xã cưỡng chế thu hồi đất của các hộ gia đình, phân định tạm thời ranh giới giữa các hộ được đóng cọc tre. Do phần đất xã chia cho gia đình ông nằm trên phần đất của gia đình ông Lâm nên anh Bình (con trai ông Lâm) làm đơn gửi UBND xã Đại Áng yêu cầu gia đình ông không được sử dụng, chỉ quản lý đất. UBND xã yêu cầu gia đình phải chờ các cấp giải quyết xong mới được sử dụng.
Năm 2010, hộ ông và gia đình anh Binh hoà giải, thoả thuận với nhau. Gia đình ông trả cho ông Lâm tiền công tu tạo và cây trồng trên thửa đất này là 15 triệu đồng.
Sau đó, gia đình ông trực tiếp sử dụng và tiến hành san lấp. UBND xã Đại Áng có mời gia đình ông ra trụ sở tiến hành thu hồi đất làm đường. Tuy nhiên, sau đó, đại diện UBND xã cho biết, đất đang có tranh chấp với ông Lâm nên sẽ giải quyết sau.
Đến nay, gia đình ông chưa nhận được tiền đền bù. Từ năm 2012 đến 2017, hộ ông đóng thuế đầy đủ cho diện tích 270m2 đất nên ông không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Quá trình xét xử, HĐXX của TAND huyện Thanh Trì không chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi quyền sử dụng đất của bà Lời với ông Phong, bà Gụ; đồng thời đình chỉ giải quyết yêu cầu phản tố của ông Phong về việc huỷ đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 20-5-1998 giữa ông Phong và ông Viết. Xác định thửa đất số 26 thuộc tờ bản đồ số 05 tại khu Bến Đò, thôn Vĩnh Trung, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, là của hộ gia đình ông Phong.
Cho rằng, quyền và lợi ích của mình bị xâm hại, nguyên đơn không đồng ý với phán quyết này. Nguyên đơn đã kháng cáo toàn bộ bản án, đề nghị HĐXX phúc thẩm của TAND TP Hà Nội xem xét lại. Tuy nhiên, do phiên toà vắng người tham gia tố tụng nên bị tạm hoãn.
Ông Nguyễn Xuân Hạnh (đại diện cho bà Lời) khẳng định, nguồn gốc là đất do việc chuyển nhượng giữa ông Phong và ông Viết đã hoàn thành. Gia đình bà Lời sử dụng một thời gian, gia đình ông Phong không có ý kiến gì nên gia đình bà Lời là chủ sở hữu hợp pháp của thửa đất. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại