Thứ sáu 17/05/2024 05:42

Hội nghị Cấp cao ASEAN

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Từ ngày 6 đến 8-9, với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Lào tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN, cùng hàng loạt Hội nghị Thượng đỉnh liên quan. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở biển Đông, nhất là sau phán quyết của Tòa Trọng tài, Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị thượng đỉnh liên quan có được tầm quan trọng và ảnh hưởng lớn, trong nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.

Ngoài Hội nghị Cấp cao ASEAN, lần này Lào còn tổ chức một số hội nghị liên quan như ASEAN-Trung Quốc lần thứ 19, ASEAN-Nhật Bản lần thứ 19, ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 18, ASEAN+3 lần thứ 19, ASEAN-Australia lần thứ nhất, ASEAN-Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 8, ASEAN-Ấn Độ lần thứ 14, ASEAN-Mỹ lần thứ 4 và Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 11. Một số diễn biến gần đây trong khu vực như sự phủ nhận của Trung Quốc đối với phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Hay về vấn đề biển Đông, Mỹ công bố triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên, hoạt động quân sự hóa của Nhật Bản nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên… là những vấn đề đáng lo ngại, đe dọa hòa bình và ổn định ở châu Á. Trung tâm hội nghị quốc gia ở Viêng Chăn sẽ tập trung sự theo dõi của các phương tiện truyền thông trên thế giới, chuyên gia an ninh, các nhà phân tích và học giả.

Biển Đông và sự đoàn kết của ASEAN

Việc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không đưa ra được tuyên bố chung về vấn đề biển Đông tại cuộc họp ở Vientienn hồi tháng 7-2016 cùng với đó là cái bóng của sự thất bại trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012 với vai trò Chủ tịch của Campuchia làm dấy lên câu hỏi về sự đoàn kết của ASEAN như một tổ chức có vai trò quan trọng trong cấu trúc an ninh khu vực và là một trong những đối tác chủ chốt trên các diễn đàn quốc tế.

Các phương tiện truyền thông đang quan tâm đến những vết nứt trong quan hệ giữa các thành viên ASEAN, nhất là trong các vấn đề quan trọng của khối. Điều này được đặc biệt quan tâm bởi vì các quốc gia thành viên ASEAN cam kết xây dựng một cộng đồng chung với sự chân thành và thực hiện tầm nhìn ASEAN tới năm 2025 và xa hơn. Vì vậy, nhiều người kỳ vọng cái bóng của sự bế tắc trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012 sẽ không xuất hiện trong kỳ họp diễn ra tại Lào.

Trên thực tế, sự đoàn kết và trách nhiệm của ASEAN đã tạo cơ hội cho các nước thành viên phát triển kinh tế-xã hội và thu hút sự hợp tác của các nước khác. Sự đoàn kết trong ASEAN có thể được cứu vãn sau phán quyết của Tòa Trọng tài như một số nước đã kỳ vọng. Mặc dù không phải là bên có tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông nhưng trong bài phát biểu kỷ niệm ngày Quốc khánh hôm 21-8, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh: "Singapore ủng hộ và phấn đấu cho một trật tự quốc tế dựa trên nguyên tắc. Nếu nguyên tắc này không được đảm bảo, các nước nhỏ như Singapore không có cơ hội sống sót." Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có một tiếng nói chung trong ASEAN về các vấn đề quốc tế.

Sự lãnh đạo khéo léo trên cương vị Chủ tịch ASEAN của Lào đảm bảo rằng sẽ có một cuộc thảo luận riêng liên quan đến giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Cùng với đó là tuyên bố chung gần đây của ASEAN-Trung Quốc đã tái khẳng định việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và hướng tới ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) trong năm 2017. ASEAN-Trung Quốc cũng sẽ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại tại Viêng Chăn trong tháng tới.

Trung Quốc đang gây căng thẳng ở Biển Đông bằng hoạt động bồi đắp trái phép và quân sự hóa một số thực thể ở vùng biển này

ASEAN có nên bàn về vấn đề biển Đông?

Theo ông Tim Johnston, GĐ Chương trình châu Á tại Tổ chức nghiên cứu khủng hoảng quốc tế, các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này được khuyên là tránh đối thoại thẳng thắn về vấn đề biển Đông, việc có thể khiến Trung Quốc tức giận. Tuy nhiên, nếu họ che đậy sự leo thang quân sự nguy hiểm trong khu vực này, họ có nguy cơ rơi vào xung đột.

Những hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đã xây dựng hơn 70 nhà chứa máy bay trên 3 trong số các thực thể mà nước này kiểm soát ở quần đảo Trường Sa. Các quốc gia Đông Á dường như đang đi vào “con đường một chiều” dẫn đến khả năng xung đột quân sự lớn hơn. Điều này đi ngược lại DOC, được ký bởi Trung Quốc và 10 quốc gia thành viên ASEAN năm 2002, thể hiện một sự cam kết không ràng buộc của các bên liên quan giải quyết bất đồng "mà không có sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua tham vấn và đàm phán giữa các quốc gia tuyên bố chủ quyền trực tiếp liên quan." Các nước ký kết cũng hứa hẹn sẽ hạn chế "hoạt động sinh sống trên các hòn đảo không có người ở (vào thời điểm ký kết) cũng như trên các rạn san hô, bãi cạn, cồn cát và các thực thể khác."

Hai trong số các vấn đề cơ bản là sự thiếu rõ ràng và sự khó đoán của Trung Quốc. Nước này đã cố tình duy trì cái mà một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc mô tả là "sự mơ hồ chiến lược." Bắc Kinh đã không nêu rõ tọa độ lẫn cơ sở của đường 9 đoạn - điều khiến Philippines quyết định kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài tại La Hay. Ông Johhnston nhấn mạnh, sự khó đoán của Trung Quốc, như trong chương trình xây đảo nhân tạo hoặc quyết định di chuyển giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam hai năm trước, cũng khiến các bên tranh chấp khác nhận ra rằng những giả định về an ninh trước đây không còn đúng nữa.

Kết quả là tất cả các bên đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, bao gồm việc tăng cường phòng thủ, mua sắm vũ khí hạng nặng mới và tăng cường khả năng tấn công. Đối với các nước có tuyên bố chủ quyền, như Philippines, cho dù không xảy ra đối đầu trực tiếp, song việc thách thức Bắc Kinh cũng khiến họ phải trả giá về kinh tế. Trung Quốc cũng sẽ gặp nhiều tổn thất lớn khi đối đầu công khai. Các tuyến đường thương mại trên Biển Đông là “động mạch kinh tế” quan trọng của Trung Quốc. Xung đột với các bên tranh chấp khác có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể chi phí vận chuyển bởi các tàu vận tải buộc phải đi con đường vòng xa hơn để tới điểm đến hoặc phải trả chi phí bảo hiểm trước nguy cơ chiến tranh.

Kiểm soát lãnh thổ ở Biển Đông là một trò chơi có tổng bằng không, bởi cái mà nước này đạt được là tổn thất của nước khác. Trong bối cảnh các nước nhỏ lo ngại về sức mạnh vượt trội của Trung Quốc, đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán song phương với các bên tranh chấp khác của Bắc Kinh là không khả thi. Các cuộc đàm phán đa phương có sự tham gia của tất cả các bên tranh chấp và tốt nhất là có sự tham gia của một tổ chức khu vực như ASEAN là biện pháp khả thi duy nhất trước mắt.

Chính vì vậy, các hội nghị thượng đỉnh tại Vientien được kỳ vọng sẽ tạo tiếng vang và thúc đẩy giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông. ASEAN cần đoàn kết và quyết đoán hơn trong tương lai, qua đó tích cực góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế khu vực. Cho dù Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như sẽ không nêu vấn đề biển Đông tại Hội nghị Cấp cao ASEAN và thay vào đó có thể chọn giải pháp đàm phán song phương với Trung Quốc, nhưng tầm quan trọng cùng với mối lo ngại về vấn đề biển Đông sẽ không mất đi. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này cùng các hội nghị thượng đỉnh liên quan tại Vientien dự kiến sẽ tập trung thảo luận về mối quan hệ đối ngoại của khối và định hướng sự phát triển trong tương lai, bên cạnh đó là trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Trên thực tế, những hội nghị của ASEAN luôn tuân theo nguyên tắc "đồng thuận." Từ nguyên tắc này dẫn đến một nguyên tắc truyền thống nữa đó là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Theo báo "The Economist," thời điểm hiện tại là vô cùng thích hợp để các nước lớn "ve vãn" các thành viên ASEAN và tích cực tham gia vào các diễn đàn đề cao quan điểm trung lập. Thậm chí ngay cả Trung Quốc cũng không muốn bị kết tội làm tan rã hay suy yếu ASEAN. Bởi vậy, các Hội nghị Cấp cao ASEAN sẽ vẫn tiếp tục được diễn ra cho dù kết quả không được như mong đợi bởi đó chỉ là "trò chơi chính trị" tại châu Á, một khu vực đầy rẫy những vấn đề và cơ chế yếu kém. Đây cũng là cơ hội hiếm hoi để các nhà lãnh đạo toàn cầu xây dựng lòng tin tại các cuộc họp song phương bên lề. Và đối với ASEAN, một chút ảnh hưởng, có còn hơn không.

Hồng Phúc

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Thông tin mới nhất về sức khỏe của Thủ tướng Slovakia sau vụ ám sát

Thông tin mới nhất về sức khỏe của Thủ tướng Slovakia sau vụ ám sát

Thủ tướng Slovakia - Robert Fico đã qua cơn nguy kịch sau khi bị ám sát sau cuộc họp chính phủ ở thị trấn Handlova.
Ông Lawrence Wong nhậm chức Thủ tướng Singapore

Ông Lawrence Wong nhậm chức Thủ tướng Singapore

Vào tối ngày 15/5, ông Lawrence Wong chính thức tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore, đánh dấu lần chuyển giao quyền lực đầu tiên của đất nước này sau hai thập kỷ.
Xe buýt gặp nạn lúc sáng sớm khiến 13 người tử vong

Xe buýt gặp nạn lúc sáng sớm khiến 13 người tử vong

Ngày 14/5, ít nhất 13 người đã thiệt mạng và 12 người khác bị thương khi một xe buýt lao xuống khe núi ở vùng Ayacucho của Peru.
Nga tuyên bố tái chiến điểm chiến lược quan trọng ở Zaporizhzhia

Nga tuyên bố tái chiến điểm chiến lược quan trọng ở Zaporizhzhia

Ngày 15/5, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã kiểm soát hoàn toàn ngôi làng Rabotino, một điểm chiến lược quan trọng tại tỉnh Zaporizhzhia.
Tổng thống Nga sẽ thăm Trung Quốc trong 2 ngày

Tổng thống Nga sẽ thăm Trung Quốc trong 2 ngày

Tổng thống Nga - Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm tới Trung Quốc trong 2 ngày để thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ đối tác giữa hai quốc gia.
Sử dụng thuốc lá điện tử lâu dài có thể gây ung thư và bệnh tim mạch

Sử dụng thuốc lá điện tử lâu dài có thể gây ung thư và bệnh tim mạch

Nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch cao hơn trong tương lai đối với người sử dụng thuốc lá điện tử lâu dài.
Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Chính phủ Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn tuyển sinh quốc tế nhằm cải thiện chất lượng giáo dục.
Nga duyệt binh hoành tráng kỷ niệm 79 năm chiến thắng phát xít

Nga duyệt binh hoành tráng kỷ niệm 79 năm chiến thắng phát xít

Hơn 9.000 binh sĩ Nga cùng hàng chục xe tăng và máy bay chiến đấu đã tham gia lễ duyệt binh truyền thống tại Quảng trường Đỏ, Moscow, nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng 9/5.
Belarus tham gia tập trận hạt nhân cùng với Nga

Belarus tham gia tập trận hạt nhân cùng với Nga

Belarus đang tiến hành kiểm tra mức độ sẵn sàng triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của quân đội, đồng thời chuẩn bị tham gia vào cuộc tập trận hạt nhân được tổ chức bởi Nga.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động